MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 nhóm người nên hạn chế ăn nhiều khoai lang để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe

14-11-2020 - 22:28 PM | Sống

Khoai lang không chỉ tốt cho sức khỏe mà giá thành lại cực kỳ "rẻ bèo" được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt là những bạn muốn giảm cân. Thế nhưng, theo các chuyên gia dinh dưỡng, có 3 nhóm người sau đây không nên ăn khoai lang thường xuyên.

Khoai lang là một loại củ giàu tinh bột, pectin, xenluloza, axit amin, vitamin và các loại khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Người đang trong quá trình giảm cân lại cực kỳ thích ăn khoai lang bởi chúng chứa ít calo nhưng có nhiều chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó hạn chế cơn thèm ăn.

3 nhóm người nên hạn chế ăn nhiều khoai lang để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe - Ảnh 1.

Ngoài ra, chất xơ còn đẩy nhanh quá trình bài tiết các chất độc có hại ra ngoài, ngăn ngừa và giảm thiểu các bệnh về hệ đường ruột. Đồng thời, ăn khoai lang thường xuyên còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, thậm chí là đột quỵ.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho rằng khoai lang có chứa một chất dehydroepiandrosterone (DHEA) có thể ngăn ngừa ung thư ruột kết và ung thư vú. Khoai lang tuy mang lại vô vàn lợi ích nhưng không phải ai cũng thường xuyên ăn được, điển hình như 3 nhóm người sau đây:

Người đang có bụng đói

Nếu bạn thường xuyên ăn khoai lang khi bụng đói sẽ làm tăng tiết dịch vị khiến bạn cảm thấy nóng ruột, đầy hơi và khó tiêu. Bên cạnh đó, khoai lang chứa hàm lượng carbohydrate tương đối cao nên sẽ có khả năng xuất hiện tình trạng trào ngược axit như ợ chua gây nguy hiểm đến thực quản.

Bởi thực quản không có lớp màng bảo vệ niêm mạc như dạ dày, do vậy khi tiếp xúc với axit sẽ dễ bị tổn thương, tạo cảm giác đau rát khó chịu. Thế nên, bạn chỉ cần bổ sung thêm các loại thực phẩm khác để ăn chung nhưng phải lưu ý cẩn thận vì có một số thực phẩm đại kỵ khoai lang.

Người có vấn đề về dạ dày

Những người bị viêm loét dạ dày, đầy bụng và các bệnh về đường tiêu hóa khác nên hạn chế ăn nhiều khoai lang. Vì khoai lang chứa lượng đường nhất định ảnh hưởng không tốt đến tuần hoàn máu và quá trình chữa lành tổn thương trong dạ dày thực quản.

Thêm vào đó, việc ăn khoai lang thường xuyên còn làm tăng tiết dịch vị, axit gây viêm loét niêm mạc dạ dày nặng hơn. Vì thế, người bệnh tốt nhất nên chế biến đúng cách và ăn ít khoai lang để hệ tiêu hóa có thời gian phục hồi ổn định theo khuyến cáo của các chuyên gia.

Người mắc bệnh tiểu đường

Khoai lang được coi là một loại thực phẩm có hàm lượng glycemic thấp và nhiều chất xơ, có nghĩa là chúng giải phóng và hấp thụ glucose vào máu rất chậm, từ đó ngăn ngừa sự tăng đột biến của lượng đường trong máu. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều hoặc chế biến không đúng cách thì chỉ số đường huyết trong khoai sẽ tăng lên làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Khi người bệnh chủ quan với chế độ ăn uống sai cách thì quá trình điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, một số trường hợp nặng sẽ gây tử vong. Thực tế, khoai lang có thể trở thành thực phẩm lành mạnh đối với bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên bạn cần ăn ở mức độ vừa phải.

Nguồn: QQ, BV ĐKQT Vinmec, Goodhousekeeping. Ảnh: Pinterest


Theo Hườn

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên