MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 nỗi sợ hãi đang vô hình kìm hãm chúng ta: Không tự mình vượt qua thì sự nghiệp dậm chân tại chỗ, nghèo mãi hoàn nghèo, bế tắc chồng bế tắc mà không hiểu tại sao

22-02-2022 - 19:49 PM | Sống

3 nỗi sợ hãi đang vô hình kìm hãm chúng ta: Không tự mình vượt qua thì sự nghiệp dậm chân tại chỗ, nghèo mãi hoàn nghèo, bế tắc chồng bế tắc mà không hiểu tại sao

Chấp nhận những nỗi sợ hãi và đối mặt với chúng một cách thẳng thắn chính là chìa khóa giúp bạn đạt được những mục tiêu của mình.

Tất cả chúng ta đều có những nỗi sợ hãi trong cuộc sống. Nhưng, đó là phản ứng tự nhiên của con người khi gặp phải điều gì đó không quen thuộc, thử thách hoặc không chắc chắn. Vì thế lời động viên "Đừng sợ hãi" dường như vô tác dụng. Bởi lẽ cố gắng tỏ ra không sợ hãi khi làm những điều mới cũng giống như cố gắng không cười trước một câu chuyện hài hước.

Nỗi sợ hãi như một lưỡi dao găm sắc bén cắm sâu vào trong tâm trí của rất nhiều người và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bạn có thể đạt được mục tiêu hay dự định trong tương lai, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sự nghiệp cũng như những trải nghiệm hạnh phúc trong cuộc sống.

3 nỗi sợ hãi lớn nhất kìm hãm con người trong cuộc sống: Không tự mình vượt qua thì sự nghiệp mãi chỉ dậm chân tại chỗ, nghèo mãi hoàn nghèo, bế tắc chồng bế tắc mà không hiểu tại sao - Ảnh 1.

Cho dù những nỗi sợ của bạn có liên quan đến các mối quan hệ, sự nghiệp, sự sống chết hay sự không thoải mái hay không, việc bạn ở yên trong vùng an toàn của mình chắc chắn sẽ khiến bạn sống một cuộc đời nhỏ bé. Ảnh: CNBC

Có những nỗi sợ hãi làm hạn chế khả năng của chúng ta và biến những giấc mơ trở thành điều bất khả thi. Do đó, để thành công, bạn phải đối đầu với những nỗi sợ hãi này.

Dưới đây là 3 nỗi sợ hãi phổ biến nhất mà bạn phải vượt qua để thực sự thành công.

1. Sợ làm bản thân và người khác thất vọng

Không ai thích trở thành kẻ thất vọng, đặc biệt là với người mà họ ngưỡng mộ hoặc tôn trọng. Tuy nhiên, những người thực sự quan tâm đến bạn không phải là giám khảo chờ đợi để chấm điểm cho phần trình diễn của bạn. Thay vào đó, họ muốn thấy bạn thành công, ngay cả khi bạn phải thử, phải ngã, phải thất bại nhiều lần.

Điều quan trọng là dành thời gian để hiểu bản thân, xác định mục tiêu và xác định thành công có ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Bằng cách này, bạn sẽ ít bị ám ảnh bởi ý kiến ​​của người khác về bạn hoặc những kỳ vọng mà bạn nghĩ rằng họ đã đặt ra cho bạn.

3 nỗi sợ hãi lớn nhất kìm hãm con người trong cuộc sống: Không tự mình vượt qua thì sự nghiệp mãi chỉ dậm chân tại chỗ, nghèo mãi hoàn nghèo, bế tắc chồng bế tắc mà không hiểu tại sao - Ảnh 2.

Tin tưởng vào bản thân sẽ khiến sự tuyệt vọng biến mất. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, nếu bạn đã từng thất bại trong kinh doanh, mối quan hệ, hay bất cứ điều gì bạn có thể sẽ bị ám ảnh bởi những ký ức đó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ phải tiếp tục chịu thất bại.

Hãy bắt đầu tạo ra tương lai từ trí tưởng tượng, chứ không phải trải nghiệm quá khứ. Đừng để quá khứ cướp đi tương lai của bạn. Học hỏi từ quá khứ và tiếp tục tiến lên phía trước.

Bạn chỉ có một cơ hội duy nhất trong cuộc sống này đó là tiến lên với nỗ lực tối đa, bạn có thể tạo ra một cuộc sống mà khi nhìn lại bạn sẽ không hối tiếc.

2. Sợ thất bại

3 nỗi sợ hãi lớn nhất kìm hãm con người trong cuộc sống: Không tự mình vượt qua thì sự nghiệp mãi chỉ dậm chân tại chỗ, nghèo mãi hoàn nghèo, bế tắc chồng bế tắc mà không hiểu tại sao - Ảnh 3.

Đừng sợ thất bại, hãy sợ giậm chân tại chỗ. Ảnh: Internet

Hãy tưởng tượng rằng, tất cả mọi người trên thế giới đang đứng trước hai cánh cửa: Một cánh cửa thành công và một cánh cửa thất bại. Mỗi người sẽ phải đưa ra lựa chọn cánh cửa mà mình sẽ bước qua. Chắc hẳn chẳng có ai muốn chọn cánh cửa thất bại cả. Có lẽ, từ thuở nhỏ, người lớn đã dạy chúng ta rằng phải học thật giỏi, phải thật thành công, thành công thì tốt hơn thất bại, kẻ chiến thắng mới là người thành công còn người thua cuộc là một kẻ thảm hại.

Sau nhiều năm, suy nghĩ này đã trở thành một điều hiển nhiên. Thất bại khiến chúng ta cảm thấy thất vọng, xấu hổ, nhục nhã, còn thành công mang lại danh dự, sự tự hào, hãnh diện cùng những lời khen ngợi, tôn vinh. Một cách tự nhiên, chúng ta trở nên có ác cảm với sự thất bại, thậm chí trở nên sợ hãi.

Sợ hãi lo lắng là vậy nhưng khi tiếp nhận một điều gì mới, không có cách nào để biết liệu bạn có thành công hay không. Nếu cứ dồn hết tâm trí để lường hết những sai sót có thể xảy ra, bạn sẽ bị mất năng lượng và tinh thần để đầu tư cho mục tiêu chính.

Do đó, để vượt qua nỗi sợ này, hãy kết nối với "lý do lớn hơn" của bạn, xác định bao quát vấn đề hoặc mục đích đằng sau những việc bạn phải làm. Tự hỏi bản thân những điều sau:

- Cách nào để những khó khăn, thử thách nào giúp bản thân phát triển hoặc đến gần mục tiêu?

Ví dụ: Ý tưởng khởi nghiệp của bạn có thể đáp ứng nhu cầu trong một ngành công nghiệp, đồng thời cho phép bạn tự do làm việc theo giờ của riêng mình. Bên cạnh đó, hãy ngừng việc suy nghĩ rằng thứ đối nghịch của thành công là sự thất bại, mà hãy coi thất bại là đối nghịch của sự cố gắng. Bạn thất bại tức là bạn chưa đủ cố gắng.

- Làm thế nào biến những thách thức này để cải thiện cuộc sống của người khác?

Đã có nghiên cứu cho thấy khi chúng ta áp dụng tư duy vì xã hội hoặc nghĩ về việc mình làm có thể mạng lại lợi ích cho người khác, chúng ta sẽ kiên cường và có động lực hơn.

3. Sợ mình không đủ tốt

3 nỗi sợ hãi lớn nhất kìm hãm con người trong cuộc sống: Không tự mình vượt qua thì sự nghiệp mãi chỉ dậm chân tại chỗ, nghèo mãi hoàn nghèo, bế tắc chồng bế tắc mà không hiểu tại sao - Ảnh 4.

Một ngày có thể trở nên đặc biệt tồi tệ khi bạn cảm thấy như thể bản thân mình “không đủ tốt” so với bất kỳ ai hay bất cứ thứ gì. Ảnh: YBox

Nỗi sợ hãi này có thể giống như "Công việc đó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng giao tiếp và tôi rất kém về khoản đó" hoặc "Công ty đó chỉ tuyển người tốt nghiệp đại học lớn, nên tôi không bao giờ có thể vào đây".

Bí quyết để vượt qua nỗi sợ hãi này là tự chỉnh suy nghĩ của mình. Hãy tự hỏi bản thân:

- Suy nghĩ này có đúng không? Có thể bạn sợ mình sẽ làm rối tung, làm không tốt một bài thuyết trình của nhóm trước công ty và sẽ bị đánh giá. Thực tế, suy nghĩ này bị điều khiển bởi thành kiến tiêu cực trong não và không bắt nguồn từ sự thật.

- Bản thân sẽ nhận được gì khi nghĩ mình kém? Giả sử bạn vừa được thăng chức, nhưng có một ai đó khiến bạn cảm giác mình không đủ năng lực cho nhiệm vụ mới. Hãy hỏi bản thân: "Liệu suy nghĩ này có giúp bạn đảm đương nhiệm vụ tốt không?" Dĩ nhiên là không. Một khi nhận ra, hãy nghĩ xem bạn có thể làm gì để tăng cơ hội thành công. Tham gia khóa học nâng cao kỹ năng, đọc sách và học hỏi từ một số người tài giỏi hơn sẽ có ích cho bạn.

Xây Dựng Tinh Thần Khỏe Mạnh 

May mắn thay, bạn không phải để cho những nỗi sợ kìm kẹp bạn. Bạn có thể thẳng thắn đối mặt trực tiếp với nó, từng bước từng bước một.

Đối mặt với nỗi sợ hãi xây dựng cho bạn một tinh thần khỏe mạnh và tinh thần bạn càng khỏe mạnh bao nhiêu, bạn càng đối mặt với những nỗi sợ hãi dễ dàng bấy nhiêu.

Vậy nên, hãy tích cực, chủ động làm nhiều điều mà bạn vẫn đang sợ sệt và xây dựng cho mình một tinh thần khỏe mạnh, thứ bạn cần có để sống một cách trọn vẹn.

Theo CNBC

https://cafef.vn/3-noi-so-hai-dang-vo-hinh-kim-ham-chung-ta-khong-tu-minh-vuot-qua-thi-su-nghiep-dam-chan-tai-cho-ngheo-mai-hoan-ngheo-be-tac-chong-be-tac-ma-khong-hieu-tai-sao-20220214145957318.chn

Ngọc Nhi

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên