3 ổ "nấm mốc" trú ẩn trong nhà có thể đe dọa đến sức khỏe gia đình bạn, cuối năm rồi lên lịch dọn dẹp ngay thôi
Trong không khí có rất nhiều khói bụi, vi khuẩn, nếu cơ thể con người sinh hoạt trong môi trường không sạch sẽ lâu ngày có thể hít phải vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- 14-08-20217 loại cây cảnh hút ẩm, diệt nấm mốc cực tốt, nhà có người dị ứng lại càng nên trồng
- 05-08-2021Túi bánh mì vừa mua về đã có một lát bị nấm mốc, bạn sẽ làm gì?
- 23-09-2020Nấm mốc thường ẩn náu nhiều nhất trong nhà bếp của bạn, nhất là 3 chỗ mà bạn chẳng ngờ đến
Nấm mốc có khả năng tồn tại và sinh sôi nhanh chóng, miễn là trong môi trường thích hợp nên chúng rất dễ gây bệnh ung thư khi con người tiếp xúc thường xuyên. Đặc biệt, có một vài nơi trong nhà thường tích tụ rất nhiều bụi bẩn nên dễ tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm mốc trú ngụ.
Dưới đây là 3 ổ "nấm mốc" trong nhà có thể đe dọa đến sức khỏe nếu không được vệ sinh thường xuyên. Cuối năm rồi, hãy lên lịch dọn dẹp nhà cửa ngay bạn nhé!
1. Trần nhà tắm
Bạn có biết rằng, sàn nhà tắm rất dễ đọng nước nên càng tạo tiền đề cho vi khuẩn, nấm mốc hình thành. Mặc dù nhiều người cũng lên lịch lau chùi, cọ sàn nhà tắm thường xuyên nhưng thực tế họ lại quên mất việc làm sạch cả trần nhà tắm. Trong khi đó, mỗi lần tắm xong, hơi nước bốc lên sẽ đọng lại thành những giọt nước trên trần nhà nên dễ sản sinh nấm mốc tại khu vực này.
Do đó, hãy chú ý lau chùi, cọ rửa cả trần nhà tắm thường xuyên để tống khứ đám nấm mốc trú ngụ trong nhà tắm.
2. Máy giặt
Chỉ sau vài tháng hoạt động, máy giặt dù mới hay cũ cũng có thể xuất hiện nấm mốc. Việc lười vệ sinh máy giặt thường xuyên sẽ khiến thiết bị này bám đầy bụi bẩn. Đặc biệt, nấm mốc trong máy giặt lại có xu hướng khiến quần áo có mùi ẩm mốc sau khi giặt xong, từ đó càng làm nấm mốc tiếp tục phát triển và sinh sôi. Với những cô nàng lười biếng còn giặt cả đồ lót trong máy giặt thì nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa cũng rất dễ xảy ra.
Ngoài việc thường xuyên tháo rời và vệ sinh thiết bị lọc, tốt nhất bạn nên tiến hành khử trùng bên trong máy giặt mỗi tháng một lần, đồng thời có thể pha loãng và đổ một ít nước khử trùng chuyên dụng khi giặt quần áo. Bên cạnh đó, bạn không nên đóng nắp máy giặt ngay sau khi giặt quần áo xong, vì lúc này trong máy giặt vẫn còn một lượng ẩm nhất định.
3. Tủ lạnh
Nếu tủ lạnh lâu ngày không được vệ sinh, các dải nhựa ở những khe nứt của cánh cửa tủ lạnh sẽ xuất hiện những vết mốc. Nếu chúng ta không vệ sinh kịp thời, nấm mốc bám vào tủ lạnh không chỉ gây ra mùi hôi đặc trưng trong tủ lạnh mà còn có thể bám vào thực phẩm, từ đó khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, gây hại cho dạ dày lẫn sức khỏe của bạn.
Nguồn: Sohu
Pháp luật và bạn đọc