3 phiên chợ mở vào dịp đầu năm mới, người đi mua không cần mặc cả vẫn “hời to”
Đến những phiên chợ đặc biệt này, ai nấy đều mong ước sẽ có một năm mới suôn sẻ, thành công.
- 22-01-2023Người sở hữu 6 yếu tố này được khoa học chứng minh có khả năng thành công cao bất ngờ trong tương lai: Giáo sư Stanford chỉ ra 1 phẩm chất quan trọng
- 22-01-2023Tết này, trong nhà có 3 sự thay đổi 'khác lạ' và 4 dấu hiệu sau báo hiệu năm mới có thần Tài đồng hành, gặp nhiều may mắn, thuận lợi trăm bề
- 21-01-2023Nhà nhà đau đầu với tiền mừng tuổi: Shark Hưng nêu quan điểm 'lì xì ai cũng nên bình đẳng', đáng nể nhất là cách doanh nhân này dạy con nhận lì xì
- 21-01-2023Chuyên gia phong thủy chỉ '3 nên, 2 tránh' khi bài trí cửa chính: Càng ở tài lộc càng nhân lên gấp bội, hưởng trọn phú quý bình an
- 19-01-2023Năm mới đặt 6 vật phẩm phong thủy này trong nhà: Thuận lợi chiêu tài vượng lộc, làm ăn phát đạt, Quý Mão không phú cũng quý
Ngày nay, các trung tâm mua sắm mọc lên như nấm, song, với nhiều người, đặc biệt là các bà, các mẹ thì đi chợ vẫn là một nét văn hóa đặc trưng, không thể nào thiếu. Vậy nên, vào những ngày đầu tiên của năm mới, vẫn có những phiên chợ độc đáo được mở. Tuy nhiên, đa phần người đến chợ không quá quan trọng mặt hàng, mà họ đều mang theo quan niệm “mua may bán rủi”, khởi đầu một năm mới tốt lành.
Chợ Gia Lạc (Huế)
Ở vùng đất cố đô còn lưu giữ không ít những phong tục, tập quán mang đậm đà bản sắc Việt. Trong đó, không thể không nhắc đến phiên chợ Gia Lạc - chợ Tết của người Huế xưa. Theo sử sách ghi lại, phiên chợ này do hoàng tử thứ 6 của vua Gia Long - Nguyễn Phúc Bính lập ra để hoàng thất vui chơi ngày xuân, sau này có mở rộng ra với quần chúng nhân dân.
Tuy phiên chợ ngày nay chỉ là phục dựng, song vẫn giữ lại những nét đặc trưng nhất. Chợ Gia Lạc sẽ họp liền trong ba ngày đầu tiên của năm mới. Tới chợ, ngoài các trò chơi dân gian, du khách còn được thưởng thức những món ăn cung đình truyền thống và mua sắm vật phẩm rực rỡ ngày Tết.
Hội bài chòi là luôn hiện diện ở phiên chợ Gia Lạc. Ảnh: Thừa Thiên Huế Online.
Thời gian họp chợ: Xuyên 3 ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3 Tết Nguyên đán.
Địa chỉ: thôn Nam Thượng, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế.
Chợ Âm Dương (Bắc Ninh)
Sự huyền bí cùng những câu chuyện tâm linh xoay quanh chợ Âm Dương ở Bắc Ninh không ai mà không biết. Thế nhưng, Tết năm ngoái, phiên chợ này mới chính thức được phục dựng lại. Và Tết năm nay, sẽ tiếp tục họp một lần vào đêm ngày mùng 4, rạng sáng mùng 5 tháng Giêng âm lịch.
Đến chợ, công cuộc mua bán sẽ diễn ra trong bóng tối. Cả người bán và người mua, chẳng những không mặc cả mà còn không kiểm tiền. Chợ tan khi trời còn chưa sáng, tan chợ, người ta sẽ mời nhau uống nước, ăn trầu và hát quan họ. Đặc biệt, theo quan niệm dân gian, những ai tình cờ mang được con gà trống màu đen về thì năm đó sẽ rất may mắn, vạn sự hanh thông.
Ảnh: Địa điểm ăn ngon Bắc Ninh, Lao Động.
Thời gian họp chợ: đêm mùng 4 Tết Nguyên đán.
Địa chỉ: làng Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh.
Chợ Viềng (Nam Định)
Chợ Viềng thường được nhiều gia định lựa chọn là điểm khởi hành đầu tiên cho chuyến du xuân vào năm mới. Mặc dù chợ bắt đầu mở và tấp nập từ chiều ngày mùng 7 Tết nhưng chỉ từ 0 giờ đêm ngày mùng 8 Tết, người ta mới tập trung mua sắm bởi cho rằng đấy mới là thời điểm để “mua may, bán rủi”.
Các mặt hàng ở chợ Viềng chủ yếu là cây cảnh và dụng cụ lao động gắn liền với công cuộc sản xuất, nông nghiệp của những người dân ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm kiếm những món đồ trưng bày cũ bằng đống, đá, gỗ… Chưa hết, các gia đình cũng ghé chùa Viềng ngay đó để xin quẻ đầu năm.
Ảnh: Hội chợ Viềng Phủ Dầy
Chuyến thăm chợ Viềng thường được kết hợp đi lễ ở những địa chỉ linh thiêng như Phủ Dầy, đền Trần. Ảnh: @hienviet1405
Thời gian: đêm mùng 7 Tết Nguyên đán.
Địa chỉ: Chợ Viềng, Phủ Dầy, Vụ Bản, Nam Định.
Tổ quốc