3 sai lầm tai hại cha mẹ cần loại bỏ để dạy nên những đứa trẻ giỏi giang, hạnh phúc!
"Nhiều cha mẹ làm tất cả vì con cái, thậm chí hy sinh cả hạnh phúc của mình. Nhưng đó lại là món quà khủng khiếp nhất mà họ dành cho đứa con”.
- 11-04-2023Khi về già, học cách sống 3 KHÔNG với con cái, cha mẹ viên mãn một đời: Không làm, không hỏi, không trông chờ
- 11-04-2023Nghèo có thể di truyền: Cha mẹ nghèo rất khó cho con thừa hưởng kiến thức và tầm nhìn!
- 10-04-2023Giáo sư đại học top đầu châu Á: Để đứa trẻ trở nên ưu tú không khó nếu cha mẹ biết áp dụng 3 LỎNG và 2 NGHIÊM
Trong bộ phim truyền hình "Mẹ hổ bố mèo", mẹ hổ - Tất Thắng Nam đã từ bỏ công việc lương cao để trở về với gia đình để chăm sóc con cái tốt hơn, và thu nhập của gia đình giảm mạnh.
Cô đã dành những điều kiện tốt nhất để nuôi dạy con cái khi con còn nhỏ, chọn những thứ đắt tiền nhất cho con. Một ngày, Tất Thắng Nam nấu một bữa cơm chờ chồng về để cùng ăn tối, khi chồng cô gắp một cọng rau lên ăn, cô đã ngăn lại và nói rằng đó là rau hữu cơ được mua từ siêu thị, giá gấp ba lần giá thông thường và được mua đặc biệt cho con gái.
Cô con gái Xuyến Xuyến cũng bị bà nội chiều chuộng, dần dần quen với căn bệnh công chúa. Tất Thắng Nam cũng đã gây gổ lớn với mẹ chồng vì điều này. Khi cha mẹ luôn đặt con cái lên hàng đầu, không khí gia đình và sự hòa thuận giữa vợ chồng đang lặng lẽ thay đổi.
Nhà giáo dục Makarenko từng nói: "Nhiều cha mẹ làm tất cả vì con cái, thậm chí hy sinh cả hạnh phúc của mình. Nhưng đó lại là món quà khủng khiếp nhất mà họ dành cho đứa con". Bố mẹ đặt con làm trung tâm, suy tính mọi thứ cho con, nghĩ rằng điều này là tốt nhất cho con. Ai cũng biết, làm như vậy là đã gieo mầm tai họa cho tương lai của đứa trẻ và gia đình.
Để nuôi dạy một đứa trẻ nên người, cha mẹ nên tránh 3 sai lầm này trong cách dạy con:
Đặt con ở vị trí quan trọng nhất, quá chiều chuộng con
Nhiều bố mẹ sẵn sàng hy sinh tất cả vì con, cố gắng hết sức để cho con những điều tốt đẹp nhất và chiều chuộng con. Những đứa trẻ được nuông chiều quá mức thường sẽ nảy sinh tính “tự cho mình là trung tâm”, không biết quan tâm đến cảm xúc của người khác và chỉ biết đòi hỏi bố mẹ mẹ những gì mình muốn một cách mù quáng.
Sau khi đứa trẻ lớn lên, vì thương con, cha mẹ vẫn không muốn buông tay, chỉ cần đó là chuyện của con, họ sẽ can thiệp vào mọi việc. Cha mẹ càng bao bọc con nhiều, trẻ càng muốn trốn tránh, trẻ càng ít triển vọng, trở nên sống phụ thuộc vào cha mẹ.
Bạn tôi gần đây luôn phàn nàn với tôi, nói rằng con trai của cô ấy có cách làm việc riêng và không nghe lời bố mẹ chút nào. Thành tích học tập của cậu bé giảm sút, thậm chí còn nói với bố mẹ sau này đừng đón con vì cảm thấy ô tô ở nhà quá tệ.
Nghe bạn thân nói xong, tôi lập tức không biết an ủi thế nào, bạn tôi hết lòng vì con những cũng lại quá chiều con. Nhà bạn tôi cũng khá giả, cho con cái gì cũng là tốt nhất, chiều theo nhu cầu của con cái. Cậu bé đã mặc và sử dụng các nhãn hiệu nổi tiếng từ khi còn nhỏ, và cậu cũng học ở những trường nổi tiếng. Cậu bé luôn tỏ ra bề trên và coi thường những đứa trẻ xuất thân từ gia đình bình thường.
Cậu bé càng lớn lên, ham muốn vật chất của cậu càng mạnh mẽ, luôn đòi hỏi những đôi giày phiên bản giới hạn, nếu bố mẹ không mua cho thì cậu sẽ trốn học, thậm chí dọa nạt bố mẹ.
Trên thực tế, cha mẹ càng đặt con lên vị trí trung tâm, chiều chuộng con là điều rất tai hại.
Cách đây ít lâu, một cháu bé 12 tuổi đã xảy ra cự cãi với cán bộ phòng chống dịch, trong lúc cự cãi cháu bé đã phớt lờ lời khuyên can và chửi bới liên tục. Phụ huynh của những đứa trẻ ở bên cạnh cũng hét lên với nhân viên phòng chống dịch: "Các người đang làm gì với một đứa trẻ 12 tuổi!".
Khi trẻ làm sai, cha mẹ bênh vực trẻ một cách mù quáng sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy hành vi của mình là đúng. Dưới sự giáo dục nuông chiều của cha mẹ, trẻ em ngày càng trở nên nổi loạn và bất chấp, không biết phân biệt đúng sai.
Cách cha mẹ nuôi dạy con cái là cách chúng lớn lên. Trong quá trình trưởng thành của con, nếu cha mẹ nuông chiều một cách mù quáng thì con cái càng khó dạy dỗ.
Thúc ép, bỏ quên cảm xúc của con
Một người bạn của tôi, để giám sát việc học của con tốt hơn, cô đã bỏ công việc lương cao và đến một cơ sở đào tạo để làm gia sư, cô tính toán thời gian đi học của con và chuẩn bị rất nhiều bài kiểm tra cho con khi rảnh rỗi. Cả nhà đều tập trung vào con, vừa bị điểm kém, cô đã lo lắng đến phát khóc.
Dưới sự giáo dục nghiêm khắc và “tập trung” này, con gái của cô ấy dần chán học, thậm chí bắt đầu mắc chứng trầm cảm và mất ngủ … Cuộc sống của cô bé chỉ có thể là học hành và mọi thứ do mẹ sắp đặt.
Mà mẹ cả đời chỉ vì con gái, mỗi khi con gái phạm một chút "lỗi lầm" nào, người mẹ đều không thể chấp nhận việc đứa trẻ không lớn lên theo ý mình.
Cuối cùng, đứa trẻ bị trầm cảm và người mẹ cũng đang trên bờ vực suy sụp.
Khi con cái trở thành trung tâm trong lòng cha mẹ, chắc chắn chúng sẽ nhận được rất nhiều tình yêu thương nhưng cũng kéo theo áp lực nặng nề.
Cha mẹ luôn nghĩ đến việc giáo dục con cái một cách mạnh mẽ và hiệu quả, nhưng lại bỏ qua cảm xúc thật của chúng. Cha mẹ càng thúc ép, đứa trẻ càng muốn chạy trốn.
Nhà tâm lý học Bi Shumin cho biết: “Một đứa trẻ không biết yêu thương giống như một con cá không thể thở, nếu nó rời khỏi bể nước của gia đình, nó sẽ chết khát trong một xã hội khô cạn, không yêu thương người khác và chính mình”.
Cha mẹ “yêu” con một cách mù quáng mà quên dạy con cách yêu thương bản thân và người khác. Trẻ em tự nhiên không biết tình yêu là gì và rất khó cảm nhận được tình yêu.
Thay vì nghĩ mọi thứ cho con cái, tốt hơn hết bạn nên làm gương tốt cho chúng và dùng chính hành động của mình để tác động đến chúng.
Yêu thương con đến cùng cực mà bỏ quên nguyên tắc dạy con
Nhiều cha mẹ luôn cho rằng những gì họ nghĩ là "cách tốt nhất" để nuôi dạy con cái của họ, nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược lại, nuôi dạy một đứa trẻ nổi loạn và không gần gũi với họ.
Trong một chương trình, một cô bé từ nhỏ đã được cưng chiều như công chúa, càng lớn càng nổi loạn, cha mẹ cô rơi vào tình trạng bất lực vì không dạy được con. Không còn cách nào khác, họ đành phải gửi cô tham gia chương trình thực tế. Trong chương trình, cô bé thường xuyên nổi nóng, thậm chí to tiếng với cha mẹ.
Chứng kiến điều này, thật khó để tưởng tượng rằng những bậc cha mẹ yêu thương con cái đến cùng cực nhưng con cái lại cư xử với họ như vậy. Vì được nuông chiều, con cái của họ không biết đâu là đúng sai, cũng không biết cách tôn trọng người khác.
Trong quá trình nuôi dạy con cái, sự hướng dẫn tích cực của cha mẹ là cách giáo dục tốt nhất. Khi cha mẹ cảm thấy bất lực và thiếu nguyên tắc trong việc dạy dỗ con cái, cũng là lúc con cái dễ lầm đường lạc lối.
Mo Yan nói: "Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ đổ lỗi cho những thói quen xấu của con cái họ cho nhà trường, giáo viên và con cái, nhưng họ không tự trách mình. Nhiệm vụ cấp bách nhất không phải là giáo dục con cái mà là giáo dục cha mẹ".
Phong cách nuôi dạy con cái trực tiếp quyết định đứa trẻ lớn lên sẽ trở thành người như thế nào, nếu bạn nuông chiều con mình mà không có bất kỳ nguyên tắc nào thì con bạn sẽ càng gặp nhiều vấn đề hơn.
Lời nhắn nhủ
Có câu: “Những đứa trẻ lớn lên trở nên xuất sắc không phải do tố chất sinh ra đã có, mà do phương pháp giáo dục đúng đắn của cha mẹ”. Tương tự, những đứa trẻ ngỗ ngược, khó dạy cũng được cha mẹ chiều chuộng.
Cha mẹ chiều chuộng con cái quá mức, phần lớn nuôi dạy con cái ích kỷ, không biết đền ơn đáp nghĩa. Cha mẹ quá nghiêm khắc, gây áp lực cho con cái, dễ sinh ra những đứa trẻ nổi loạn.
Sau tất cả, những đứa trẻ đều sẽ lớn, phải đối mặt với cuộc sống một mình. Là cha mẹ, bạn không thể đồng hành cùng con suốt cuộc đời, nhưng trước khi mong chúng trở thành tài trong tương lai, hãy nuôi dạy chúng “thành nhân”, trở thành những người độc lập, có trách nhiệm, biết ơn và sống tử tế.
Thể thao & văn hóa