3 sai lầm vô tình nơi công sở người EQ cao không bao giờ mắc phải
Tục ngữ có câu: “Coi công danh tài lộc nhẹ như nước. Coi sự nghiệp nặng như núi”. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay việc xem nhẹ lợi ích của bản thân để toàn tâm toàn ý cống hiến cho sự nghiệp có lẽ chỉ là lý thuyết suông. Nhưng để thực sự trở nên nổi bật và trở thành người lãnh đạo, chúng ta nhất định phải khéo léo tránh xa những tư tưởng nông cạn.
- 04-08-2022Bỏ đại học Standford để khởi nghiệp, 2 thanh niên xây dựng công ty “kì lân” thành công bậc nhất Ấn Độ: Từ ngày đầu tiên đã buộc phải hoạt động hiệu quả để kiếm từng đồng
- 04-08-2022Khốn đốn vì “kiếm xu nào xài xu đấy”, tôi mới thấm thía bài học quản lý tài chính: Tiết kiệm cho bạn có cả tiền và cả tự do
- 04-08-2022Nghiên cứu của nhà tâm lý học ĐH Harvard chỉ ra một tư duy kiếm tiền 'độc hại' ngay cả các triệu phú cũng mắc phải: Tiền bạc không phải là thứ đem đến hạnh phúc cho bạn
Đối với hầu hết mọi người, nhiệm vụ hàng đầu của việc đi làm là hỗ trợ gia đình, sau đó là mới nghĩ đến việc cống hiến sức mình cho xã hội. Người xưa có câu: “Gieo hạt vào mùa xuân kiên nhẫn chăm sóc, mùa thu sẽ được hưởng trái ngọt”. Dám nghĩ, dám làm, dám bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân chính là bước đầu tiên trên con đường đi đến thành công của mỗi người.
Để có thể nắm bắt được cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, chúng ta nhất định phải tránh 3 điều kiêng kỵ mà những người có EQ không bao giờ mắc phải nơi công sở. Khéo léo ứng xử, xử lý thông minh là chìa khóa giúp con đường thăng tiến của bạn rộng mở:
Tránh tính trịch thượng, kiêu ngạo
Có 2 câu tục ngữ dường như đối lập nhưng lại liên quan mật thiết với nhau: “Chức vụ cao hơn một cấp đã đủ chèn ép cấp dưới “ và “ Mộc đẹp đến mấy, gặp gió ắt tan”. Đó chính là nguyên tắc mà những người muốn làm ông chủ, làm sếp, muốn trở thành người quản lý người khác nhất định phải nắm rõ.
Ông chủ phải là người có khí chất lãnh đạo. Để công việc thăng tiến, chúng ta phải luôn giữ thái độ khiêm tốn và chủ động quan tâm tới cấp dưới. Điều ấy không chỉ giúp chúng ta có được cái nhìn thiện cảm của nhân viên mà còn tạo nên uy tín cho bản thân. Trong từng trường hợp khác nhau, sự khéo léo điều chỉnh thái độ chính là cách tốt nhất để xử lý mọi việc.
Một người lãnh đạo cần hiểu rằng: có thể tạo ra thành tựu hay không, không phải là công việc của một người, đó là hệ quả của sự kết hợp giữa thiên thời, địa lợi và con người. Chỉ khi mọi người cùng gom củi, ngọn lửa mới có thể cháy lên. Trong chốn công sở hỗ trợ nhau cùng làm việc thì mới có thể tạo dựng lên thành quả tươi đẹp nhất.
Tránh làm mất lòng cấp trên
Nếu bạn thật sự phải đưa ra những góp ý, khéo léo chọn thời cơ thích hợp là cách khôn ngoan nhất. Người xưa thường nói: “Vảy ngược của rồng chạm vào ắt sẽ chết”. Với vị trí của người cấp dưới, bạn phải tích cực đưa ra những đề xuất ý kiến hay của cá nhân để đóng góp cho công ty. Đó là cách giúp chúng ta được công nhận.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải biết nắm bắt cơ hội, xem xét xem sếp có thật sự muốn chấp nhận ý kiến đó của bạn hay không và liệu có cách nào xoay chuyển tình thế khó xử ấy?
Nếu bạn gặp phải người chủ bảo thủ, luôn làm theo ý muốn của mình, việc bạn đưa ra ý kiến riêng của cá nhân mình là điều thật sự khó khăn. Như người xưa đã dạy “Chim chọn gỗ tốt để đậu, người chọn bạn tốt để đồng hành”. Trong trường hợp ấy, bạn phải thực sự bước ra khỏi vùng an toàn, dám từ bỏ môi trường làm việc độc hại để tìm kiếm sự phát triển cho bản thân.
Học hỏi qua góc nhìn từ lịch sự: Ở nơi làm việc, với cương vị là một người cấp dưới, việc cúi đầu khuất phục chính là yếu tố không thể thiếu. Kể cả khi bạn là người có tầm nhìn cao trông rộng, bạn cũng phải khéo léo để nắm bắt thời cơ. Hãy tự xem xét tình hình liệu rằng sếp của mình có phải là người dễ dàng tiếp nhận hay không, sau đó mới quyết định trình bày ý kiến và tìm cách trình bày sao cho hợp lý nhất.
Quả thực, ở chốn công sở, lời nói không thể nông cạn, mọi ngụ ý cần được bày tỏ một cách tinh tế nhất. Mọi lời nói của chúng ta luôn phải ở trong chừng mực, không được quá lời, cũng đừng việc gì cũng nói ra hết tâm nguyện của bản thân.
Không bằng lòng với những vị trí “có thể chấp nhận được”
Trong “ Sách Dịch Hạ Tạ” có ghi chép lại: “Đức hạnh không hợp, ắt sẽ gặp tai họa. Nhân đức yếu thì được coi trọng địa vị, vị trí nhỏ thì mưu lớn. Sức tuy nhỏ mà trọng trách nặng, hiếm khi là đủ”. Càng ngẫm, chúng ta càng thấy đúng: Quyền lực càng lớn, trách nhiệm càng nặng nề. Nếu “danh” và “thực” không tương xứng, sớm muộn chúng ta cũng bị đào thải.
Nếu bạn ở một vị trí cao mà năng lực lại có hạn, hãy cố gắng chăm chỉ học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng để ngày càng hoàn thiện bản thân. Ngược lại, nếu năng lực của bạn cao mà vẫn đang làm việc ở một vị trí tương đối thấp, hãy cứ chờ thời cơ thích hợp để chứng tỏ bản thân và bứt phá. Thành tích, khả năng, vị trí bổ sung cho nhau. Đừng vội tự mãn hoặc làm việc miễn cưỡng bản thân chỉ vì bạn muốn giữ vững vị trí của mình.
Tóm lại, muốn có một vị trí vững chắc ở nơi làm việc, chúng ta phải tích hợp lợi ích mọi mặt, cân nhắc ưu khuyết điểm, nhận định vấn đề hợp lý, nói có lý và không quá đề cao cá nhân mình.Với cương vị là một người Sếp, bạn bạn cần biết quan tâm đến cấp dưới, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Là cấp dưới bạn không nên quá khiêm tốn cũng không quá là kiêu ngạo. Hãy xem xét tình hình tổng thể và hành động theo thời cơ. Cho dù bạn đang ở vị trí nào, hãy nâng cao khả năng của bạn thân và làm những gì mà bạn có thể. IQ chính là yếu tố quyết định vị trí của bạn nhưng EQ quyết định cơ hội thăng tiến của bạn trong công việc.