3 thói quen "BÀO MÒN" dạ dày mỗi ngày: Người bị viêm loét dạ dày bắt buộc phải BỎ NGAY kẻo ung thư gõ cửa lúc nào không hay
Bệnh viêm loét dạ dày đã sớm không còn là căn bệnh lạ đối với chúng ta. Trong giai đoạn đầu của viêm loét, bệnh có thể được chữa trị khỏi hoàn toàn, nhưng nếu để bệnh tình chuyển nặng thì rất khó để trị khỏi. Có 3 thói quen sinh hoạt mà người bị viêm loét nên bỏ ngay nếu không muốn bệnh tình chuyển nặng, thậm chí tiến triển thành ung thư.
- 08-03-2022Thức uống giúp hạ đường huyết rất tốt: Chợ Việt bán giá chỉ vài ngàn đồng nhưng hiếm người biết để tận dụng
- 07-03-2022Da chuyển vàng và 3 biểu hiện sau là dấu hiệu sớm của ung thư gan: Có chỉ dù 1 cũng nên kiểm tra ngay để không bị tử thần "đoạt mạng"
- 07-03-2022Một loại vitamin là "kẻ thù không đội trời chung" của bệnh cao huyết áp: Bổ sung đầy đủ còn giúp chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư nhưng phải tránh 3 điều khi dùng
Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, bệnh dạ dày luôn là loại bệnh về đường tiêu hoá có tỷ lệ mắc khá cao. Trong đó, viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý về dạ dày có tỷ lệ mắc cao nhất.
Tuy tỷ lệ người nhiễm bệnh khá cao, nhưng nguyên nhân gây bệnh lại khá đơn giản, chủ yếu là do áp lực công việc quá lớn, cộng thêm thói quen ăn uống thiếu chất, hút thuốc lá, uống rượu bia và một số nguyên khác.
Triệu chứng của viêm loét dạ dày rất đa dạng. Trong đó, triệu chứng phổ biến nhất là cảm giác nóng rát, cồn cào và đau ở vùng bụng trên rốn (đau vùng thượng vị). Thông thường, cơn đau sẽ dữ dội hơn khi dạ dày trống, không chứa thức ăn. Tùy vào mức độ bệnh mà cơn đau có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
3 thói quen sinh hoạt bắt buộc phải bỏ nếu không muốn vết loét chuyển nặng
1. Về đồ ăn
Về bữa chính, người bị viêm loét dạ dày nên ưu tiên ăn các món ăn thanh đạm, ít dầu mỡ, ít chất béo để tránh dạ dày không tiêu hoá được lại ảnh hưởng đến vết loét. Người bị viêm loét dạ dày nên ăn các loại loại ngũ cốc hoặc các loại thức ăn làm từ bột mì như bánh mì, bánh bao, bánh canh, bún…. Tuy nhiên, cũng không nên ăn các loại thức ăn làm từ tinh bột quá thường xuyên, tránh việc thiếu dinh dưỡng cho cơ thể.
Về bữa phụ, người bị viêm loét dạ dày có thể ăn các món ăn vặt làm từ trứng như bánh trứng, bánh gà hấp… Điều này là do trong lòng đỏ trứng gà chứa nhiều lecithin và cephalin, cực kỳ hữu dụng trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, người bị viêm loét dạ dày phải chọn lọc khi ăn hoa quả, không nên ăn các loại quả có tính axit như táo gai, chanh, mận…và nên ăn một số loại hoa quả dễ tiêu hóa và có tính ấm như đào, táo, chuối...
2. Đồ uống
Chúng ta đều biết rằng sữa bổ sung rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên đối với người bị viêm loét dạ dày thì nó giống như loại nước độc. Mặc dù sữa có thể làm loãng nồng độ axit dịch vị, nhưng sau một thời gian sẽ kích thích niêm mạc dạ dày tiết ra nhiều axit dịch vị hơn. Điều này chắc chắn sẽ làm viêm loét dạ dày thêm nghiêm trọng.
Ngoài sữa, người bị viêm loét dạ dày cũng nên tránh uống trà. Nguyên nhân là do sau khi uống trà, các chất trong nước trà sẽ tác động lên niêm mạc dạ dày và làm tăng tiết axit dịch vị. Điều này sẽ làm mất tác dụng của thuốc kháng axit và không có lợi cho việc chữa lành vết loét. Vì vậy, thay vị uống trà người bệnh nên uống nước trắng để đảm bảo sức khỏe cho dạ dày.
Bên cạnh đó, rượu bia cũng là loại đồ uống mà người bị viêm loét nên hạn chế uống, hoặc cai được thì càng tốt. Do rượu bia có thể trực tiếp gây tổn thương niêm mạc dạ dày và gây ra các cơn đau. Chúng cũng sẽ kích thích bề mặt viêm loét của các vết loét dạ dày, làm giãn mạch máu cục bộ, gây ra các triệu chứng như xung huyết dạ dày… nghiêm trọng hơn thì còn có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày.
Đặc biệt, nếu người mang bệnh mà vẫn thường xuyên uống rượu bia thì viêm loét dạ dày sẽ chuyển sang ác tính và làm tăng nguy cơ viêm loét chuyển thành ung thư dạ dày.
3. Chế độ ăn uống bất thường
Xã hội ngày càng phát triển, nhịp sống của con người càng ngày càng nhanh, con người vì chạy theo công việc mà không màng đến ăn uống. Chính vì ăn uống không đúng giờ, khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa, acid dịch vị và pepsin tiết ra quá nhiều, khiến cho dạ dày tiêu hoá chính niêm mạc của mình, từ đó dẫn đến bị viêm loét dạ dày.
Vì vậy, đối với những người bị viêm loét dạ dày tuyệt đối không được bỏ bữa, nên đúng giờ ăn cơm, hoặc là có thể ăn các thức ăn phụ theo như đã giới thiệu bên trên.
Tóm lại, nếu các bệnh nhân không muốn viết loét của mình chuyển biến nặng hơn thì nên thay đổi ngay 3 thói quen sinh hoạt này. Ăn uống đúng giờ, thức ăn thanh đạm, tránh xa các loại thực phẩm có hại cho bệnh và quan trọng nhất, hãy luôn giữ vững một tinh thần lạc quan, yêu đời luôn là những việc mà các bạn nên làm ngay từ bây giờ.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Ung thư không phải là hết
Xem tất cả >>- Bác sĩ ung thư “giải oan” cho đậu phụ, chỉ mặt 4 loại thực phẩm là “bạn đồng hành” của ung thư
- Cả nhà mắc ung thư, bác sĩ chỉ ra 3 “sát thủ” trốn ngay trong tủ lạnh mà không biết
- Chàng trai 2k3 vượt qua ung thư máu, chia sẻ chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh giúp phòng bệnh
- Cả nhà ung thư, bệnh tật chỉ vì 6 thói quen tưởng sạch sẽ, tiết kiệm này
- Đột nhiên không làm được 1 việc khi hát karaoke, người đàn ông nhận chẩn đoán ung thư sau 1 tuần