MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 thói quen dùng bát "đầu độc" cả gia đình, nhẹ thì thương tích đầy mình, nặng có thể dẫn đến đủ loại ung thư, bệnh tật

30-12-2024 - 12:20 PM | Sống

Trong bữa cơm hàng ngày, bạn cũng có thể đang mắc phải những thói quen dùng bát này khiến cả nhà ốm đau liên miên.

Ngày nay, mọi người thường coi chất lượng và an toàn thực phẩm như độ sạch, độ tươi, có hay không có chất phụ gia là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, chiếc bát được cầm trên tay hàng ngày thường bị bỏ qua.

Không chỉ cần phải quan tâm đến chất liệu tạo ra chiếc bát mà việc sử dụng bát thế nào cũng là điều rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.

Dưới đây là 3 thói quen dùng bát "đầu độc" cả gia đình, nhẹ thì thương tích đầy mình, nặng có thể dẫn đến đủ loại ung thư, bệnh tật. Nếu có cái nào trong số đó thì bạn cần bỏ càng sớm càng tốt.

1. Sử dụng bát có tráng men màu trong lòng bát

Khi mua bát đĩa, không ít người bị thu hút bởi những hoa văn phức tạp, tráng men nhiều màu sắc. Màu sắc và họa tiết trên bát tráng men rất dễ bị bong tróc, đặc biệt khi gặp các thực phẩm nóng, không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn ngấm vào trong thực phẩm. Nhiều sắc tố trong số này là những sản phẩm hóa học, các kim loại nặng có thể gây hại lớn cho sức khỏe con người.

3 thói quen dùng bát "đầu độc" cả gia đình, nhẹ thì thương tích đầy mình, nặng có thể dẫn đến đủ loại ung thư, bệnh tật- Ảnh 1.

Bát đĩa tráng men màu, nhiều họa tiết phức tạp cũng gây phiền phức trong khâu vệ sinh. Đặc biệt, do kết cấu phức tạp của bát khiến vi khuẩn dễ tích tụ, cặn thực phẩm không dễ được làm sạch. Loại bát này không chỉ gây mất vệ sinh mà còn có thể khiến cơ thể dễ nhiễm khuẩn, đặc biệt là các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Chúng có tính thẩm mỹ cao lúc mới nhưng lại rất nhanh trở nên xấu xí.

Vì vậy, tốt nhất nên hạn chế dùng loại bát này càng nhiều càng tốt.

2. Sử dụng bát bị sứt mẻ, đặc biệt ở miệng bát

Nhiều người cho rằng bát chỉ bị sứt mẻ một chút, chất lượng vẫn có tốt, vứt bỏ đi thì thật lãng phí. Tuy nhiên, thực tế việc sử dụng bát sứt mẻ có thể khiến người ta cứa vào môi hoặc lưỡi khi ăn, gây chảy máu hoặc nhiễm trùng. Trẻ em, người già và người ốm yếu đặc biệt dễ bị tổn thương. 

Thêm vào đó, các khoảng trống trong bát ở vết sứt mẻ có xu hướng bám bụi bẩn, gây khó khăn cho việc làm sạch hoàn toàn. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

3 thói quen dùng bát "đầu độc" cả gia đình, nhẹ thì thương tích đầy mình, nặng có thể dẫn đến đủ loại ung thư, bệnh tật- Ảnh 2.

Các vết sứt mẻ trên bát cũng sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm ăn uống, làm giảm sự thoải mái khi dùng bữa. 

Do đó, để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bữa ăn, chúng ta nên kịp thời loại bỏ những chiếc bát sứ bị sứt mẻ và thay thế bằng những chiếc bát mới, nguyên vẹn. Trong quá trình sử dụng, cố gắng tránh làm rơi, va chạm bát, điều này sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của bát.

3. Sử dụng bát không có đáy bát

Nhiều bộ đồ ăn ngày nay đang theo đuổi vẻ đẹp hình thức nhưng lại bỏ qua tính thực tế quan trọng hơn của chúng. Chẳng hạn, từ xa xưa, hình dáng chiếc bát đã được thiết kế có phần đáy bát dày lên, tạo thành một phần để người dùng dễ cầm nắm mà không bị nóng.

3 thói quen dùng bát "đầu độc" cả gia đình, nhẹ thì thương tích đầy mình, nặng có thể dẫn đến đủ loại ung thư, bệnh tật- Ảnh 3.

Ngày nay, để hình dáng của bát tròn trịa hơn, phần đáy bát được làm ngày càng nhỏ, mỏng hơn, thậm chí là loại bỏ hoàn toàn phần đáy bát, tuy trông đẹp nhưng cầm rất nóng. Từ đó, khi sử dụng bát này để ăn các món nóng, mọi người phải đối mặt với nguy cơ bỏng tay, làm rơi vỡ bát còn có nguy cơ gây thương tích cho bản thân người dùng và những người xung quanh.

Vì vậy, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn loại bát không có đáy bát để ăn các món nóng như cơm nóng, canh nóng, cháo nóng...

Nguồn và ảnh: The Paper, 163.com

Theo Mỹ Diệu

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên