3 thói quen tiêu thụ nước "kinh điển" khiến "thận hư thận yếu": Cực nhiều người mắc phải nhưng không muốn thận toàn sỏi thì phải tỉnh táo mà từ bỏ ngay
Nước là nguồn gốc của sự sống, nhưng nếu tiêu thụ nước sai cách sẽ khiến thận bị tổn thương, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng.
- 16-12-2021Người đàn ông 47 tuổi được chẩn đoán bị ung thư phổi: Bác sĩ cảnh báo nếu cơ thể xuất hiện "1 dày, 2 đen, 3 đau" này thì phải đi khám ngay kẻo phổi nát, cái chết gần kề
- 15-12-2021Người đàn ông 34 tuổi bị ung thư gan do một thứ gia vị vợ hay thêm vào thức ăn: Bác sĩ khuyên ngăn đừng vì ‘ham rẻ’ mà đem sức khỏe ra ĐÁNH CƯỢC
- 13-12-2021Người đàn ông 32 tuổi qua đời vì nhồi máu não: Bác sĩ cảnh báo, không muốn “sát thủ vô hình gõ cửa" tuyệt đối tránh làm 3 việc này trước khi đi ngủ
70% trọng lượng cơ thể là nước. Nước có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể. Vì thế mà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh.
Việc uống đủ nước và biết uống đúng cách là hết sức cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người vẫn giữ những thói quen uống nước sai lầm nếu không nhanh chóng thay đổi thì không chỉ khiến thận yếu đi mà còn dẫn đến nhiều hệ luỵ về sức khoẻ.
Nếu bạn đang mắc phải 3 thói quen dưới đây, hãy đi kiểm tra thận càng sớm càng tốt:
1. Chỉ uống nước khi cảm thấy khát
Chúng ta thường uống nước khi cảm thấy khát hoặc khi thời tiết nóng bức, tuy nhiên ngay cả khi không khát thì vẫn cần uống nước. Nhiều người không chủ động uống nước mà thực hiện điều này một cách thụ động, chỉ khi nào thấy khô, khát và mệt mởi thì mới bổ sung nước. Điều này là sai lầm bởi nếu cơ thể thiếu nước không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh về thận và các bệnh tiết niệu.
Chỉ uống nước khi cảm thấy khát sẽ khiến cơ thể bị thiếu nước. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh về thận và các bệnh tiết niệu
Chức năng cơ bản của thận là tạo ra nước tiểu, tuy nhiên, nước tiểu không chỉ chứa nước mà còn chứa các chất thải chuyển hóa của cơ thể, bao gồm muối vô cơ, axit uric, ure,...Chỉ khi uống đủ nước, thận mới có thể sản xuất nước tiểu và bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể một cách bình thường. Nếu bạn uống quá ít nước trong thời gian dài, quá trình sản xuất nước tiểu cũng sẽ bị tắc nghẽn.
Chất thải và nồng độ trong nước tiểu tăng lên, màu nước tiểu không chỉ chuyển sang màu vàng mà nước tiểu còn có mùi bất thường. Theo thời gian, nó có thể gây ra các bệnh về thận, chẳng hạn như sỏi thận, thận ứ nước,... Tất cả những bệnh này đều có liên quan mật thiết đến việc không uống nước trong thời gian dài. Vì vậy, bạn nên uống nước thường xuyên trong ngày.
2. Uống nước ngọt thay nước lọc
Nước ngọt chứa nhiều đường fructose, không tốt cho thận.
Vào mùa hè nóng nực, các loại đồ uống như đồ uống có ga, nước trái cây, trà sữa… là sự lựa chọn yêu thích của rất nhiều người để giải tỏa cơn khát. Nhiều người lầm tưởng rằng có thể dùng những loại đồ uống này thay cho nước lọc vì chúng vừa ngon hơn và có khả năng làm mát, giải nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên, điều này là sai lầm.
Nguyên nhân là vì các loại nước giải khát này đều có một đặc điểm chung là rất nhiều đường fructose. Sau khi vào cơ thể, đường fructose sẽ đẩy nhanh quá trình sản xuất purin và purin sẽ được chuyển hóa thành acid uric trong cơ thể, từ đó gây tăng acid uric máu. Tăng axit uric máu không chỉ làm tăng áp lực chuyển hóa axit uric lên thận mà các tinh thể urat cũng có thể tích tụ trong thận.
Đồng thời, trong quá trình chuyển hóa đường fructose cũng sẽ đẩy nhanh quá trình thất thoát canxi qua đường tiểu, do tác động kép của axit uric cao và canxi niệu, nhu mô thận không những dễ bị tổn thương mà còn có thể gây loãng xương, sỏi thận và các vấn đề khác.
Dùng nước ngọt thay thế nước lọc là cách dùng nước sai lầm gây hại cho không chỉ thận mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe. Vì vậy, nếu bạn đang phạm phải thói quen sai lầm này thì hãy thay đổi sớm kẻo thận yếu, sức khỏe giảm sút.
3. Uống trà mạnh thường xuyên
Uống trà đặc lâu ngày không có lợi cho thận.
Những người làm việc trí óc nhiều và phải thức khuya làm việc ngoài giờ thích uống trà đặc vì thức uống này có tác dụng giải khát và làm hưng phấn tinh thần, giúp họ tỉnh táo và tập trung hơn cho công việc. Tuy nhiên, uống trà đặc lâu ngày không có lợi cho thận.
Trà đặc chứa một lượng lớn caffeine, có thể kích thích thần kinh trung ương hưng phấn, làm tăng huyết áp. Khi huyết áp tăng cao sẽ làm tăng áp lực lọc máu của thận, dẫn đến xơ cứng các tiểu động mạch thận. Đồng thời, trong ctrà đặc có chứa nhiều axit tanic, axit oxalic và các chất khác, nếu uống nhiều trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận;
Ngoài ra, một số người uống cũng thích uống trà đậm sau khi uống rượu nhưng họ không biết rằng sự kết hợp giữa rượu và trà không chỉ khiến huyết áp tăng nhanh mà đồng thời, trà đậm còn làm tăng tốc độ bài tiết rượu trong cơ thể, sau khi được gan phân hủy sẽ đi trực tiếp vào thận, gây tổn thương mô và tế bào thận.
Tóm lại, dưới góc độ khoa học, nước đun sôi là loại nước tốt, có lợi nhất cho thận nói riêng và sức khỏe nói chung. Mọi người nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, tuy nhiên thay vì uống lượng lớn trong một lần thì nên chia nhỏ ra để uống nhiều lần trong ngày. Đặc biệt, nếu bạn đang mắc phải 3 thói quen sai lầm khi tiêu thụ nước ở trên thì hãy tỉnh táo mà thay đổi ngay để thận khỏe mạnh, sống yên vui.
(Theo New.qq.com)