3 thức uống giải khát mùa hè cho bệnh nhân tiểu đường
Bác sĩ Leung Yuk Hin chia sẻ rằng bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể giải khát mùa hè bằng 3 thức uống sau đây.
- 31-05-2023Thức uống giải nhiệt vào mùa hè nhưng ngọt tương đương 12 thìa đường, uống nhiều sẽ tăng đường huyết quá mức
- 10-05-2023Người đàn ông mất một phần hộp sọ chỉ bởi "nghiện" một thức uống nhiều người yêu thích
- 04-05-2023Hùn 500 triệu đồng vào “thức uống cho giới trẻ”, chàng trai 16 tuổi thu tới 7 triệu mỗi ngày, chẳng mấy mà hồi vốn: Nếu không nắm chắc 3 chân lý này đã sớm “sập tiệm”
Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường thường là do insulin trong cơ thể tiết ra không đủ. Hoặc do cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả, dẫn đến việc tăng đường huyết.
Để điều chỉnh đường huyết, cũng như phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, người bệnh cần kiểm soát chế độ ăn và lượng đường nạp vào cơ thể.
Bác sĩ điều trị bệnh tiểu đường Leung Yuk Hin (làm việc tại Khoa Bệnh đái tháo đường, Bệnh viện Tiểu đường Ruzhou Jiren, Trung Quốc) cho biết, trong mùa hè nhu cầu giải khát của mọi người gia tăng. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường không nên uống nước ngọt có ga, nước ép trái cây...
Điều đó không có nghĩa rằng người bệnh đái tháo đường chỉ có thể uống nước lọc. Bác sĩ Leung Yuk Hin chia sẻ rằng nhóm bệnh nhân này hoàn toàn có thể giải khát mùa hè bằng 3 thức uống sau đây.
3 thức uống giải khát mùa hè mà bệnh nhân tiểu đường có thể uống được
1. Cà phê đen không đường
Bản thân cà phê đen đã không có đường, không có chất béo vì vậy nó sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffein và các thành phần khác trong cà phê có thể có lợi cho bệnh tiểu đường.
Caffeine kích thích tiết insulin, giúp ổn định lượng đường trong máu. Bác sĩ Leung Yuk Hin cho biết, một nghiên cứu cho thấy uống 1-2 tách cà phê có thể làm giảm lượng đường trong máu khoảng 10%.
Hơn nữa, các chất chống oxy hóa và hợp chất polyphenolic trong cà phê đen có thể làm giảm tác động của stress oxy hóa lên các mô và giảm nguy cơ biến chứng. Ngoài ra, một số thành phần trong cà phê cũng có thể cải thiện chuyển hóa lipid và giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường lên gan.
Tuy nhiên bác sĩ cảnh báo rằng bệnh nhân tiểu đường nên tránh pha thêm sữa hoặc đường vào cà phê. Đồng thời nên tránh uống quá nhiều cà phê trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn, để không ảnh hưởng đến cơ thể.
2. Trà
Trà có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, đặc biệt là trà xanh và trà đen. Điều này là do trà có chứa catechin, polyphenol... có thể làm giảm lượng đường và cholesterol trong máu.
Không chỉ vậy, trà còn có một số lợi ích khác, chẳng hạn như các chất chống oxy hóa có trong trà có thể làm giảm số lượng gốc tự do trong cơ thể. Từ đó làm chậm tác hại do bệnh tiểu đường gây ra. Ngoài ra, trà còn có tác dụng nhất định trong việc giảm béo phì và kiểm soát các chỉ số huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường.
Tuy vậy, bác sĩ Leung cảnh báo khi uống trà bệnh nhân đái tháo đường cần chú ý đến thời gian uống và lượng trà tiêu thụ. Người bệnh tránh uống trà lúc bụng đói vì có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao do cafein và polyphenol trong trà kích thích, uống nhiều trà trong thời gian dài cũng sẽ tạo gánh nặng cho thận. Do đó, chỉ nên uống không quá 150ml trà sau bữa ăn khoảng 1 giờ.
Hơn nữa, người bệnh tiểu đường nên chọn trà có nguồn gốc rõ ràng. Nếu uống phải trà có chứa thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
3. Sữa chua không đường
Sữa chua được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều protein, canxi và các khoáng chất khác... Ngoài ra, sữa chua cũng rất giàu vi khuẩn axit lactic và prebiotic giúp duy trì sức khỏe đường ruột và cân bằng hệ tiêu hóa, từ đó có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng người bệnh nên chọn sữa chua không đường, hàng ngày cũng không nên dùng quá 1 cốc.
Muốn ổn định đường huyết không thể thiếu 3 việc này mỗi ngày
1. Ngủ 8-9 tiếng mỗi ngày
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nó khiến nội tiết tố bị mất cân bằng. Adrenaline tiết ra quá nhiều dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao, về lâu dài sẽ làm bệnh tiểu đường trầm trọng hơn.
Mặt khác, chất lượng giấc ngủ có ý nghĩa quyết định đến quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhân đái tháo đường. Người có chất lượng giấc ngủ kém dễ mắc các triệu chứng như mệt mỏi, dễ cáu gắt, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị và phục hồi bệnh tiểu đường. Vì vậy, đảm bảo ngủ đủ giấc, đảm bảo chất lượng giấc ngủ tốt là một trong những điều kiện quan trọng để bệnh nhân đái tháo đường phục hồi sức khỏe.
2. Tập thể dục 2-3 lần một tuần
Tập thể dục đúng cách có thể giúp thúc đẩy sản xuất và sử dụng insulin, từ đó kiểm soát lượng đường trong máu.
Ngoài ra, tập thể dục còn có tác dụng giảm cân, kiểm soát huyết áp và nồng độ lipid trong máu. Bệnh nhân tiểu đường thường đi kèm với huyết áp cao và lipid máu cao, và những vấn đề này có liên quan đến bệnh béo phì. Tập thể dục đúng cách có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giảm trọng lượng cơ thể, từ đó có thể hạ huyết áp và nồng độ lipid trong máu...
3. Kiểm soát lượng muối, lượng chất béo tiêu thụ
Người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ như mì ăn liền, đồ chiên rán… Thay vào cố gắng ăn nhiều rau củ quả có chứa chất xơ để có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Khi nêm gia vị có thể dùng muối ít natri thay cho muối thông thường, dùng dầu thực vật thay cho dầu động vật.
Phụ nữ Việt Nam
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ
- Cơ thể xuất hiện 3 triệu chứng này, hãy lập tức nghĩ đến tiểu đường
- Người phụ nữ 52 tuổi qua đời vì bệnh tiểu đường, bác sĩ than thở: Không muốn đường huyết tăng vọt cần tránh những loại rau củ quả này
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều