3 việc cha mẹ không nên làm nếu thực sự biết nghĩ cho tương lai của con cái
Càng tích cực làm 3 việc này, người làm cha mẹ sẽ càng gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đời, tương lai của con trẻ.
- 23-08-20205 điều mà cha mẹ ở các quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng nuôi dạy con tốt nhất đã làm để giúp trẻ thông minh vượt trội
- 22-08-2020Có đứa trẻ sống trong gia đình nhìn rất đỗi êm đềm nhưng lớn lên lại bị rối loạn nhân cách, nguyên nhân nằm ở những lời nói như này của cha mẹ
- 21-08-2020Tuổi 30 là một ranh giới: Trên có cha mẹ, dưới còn con thơ, nếu chưa tích luỹ được gì thì cuộc sống sau này chật vật đủ đường!
Trên đời này, tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái luôn dạt dào và không vụ lợi. Người làm cha mẹ sẵn sàng đem tất cả mọi thứ tốt đẹp nhất dành hết cho những đứa trẻ của mình.
Nhưng sống trong xã hội ngày nay, dù có yêu thương con mình đến mấy thì cha mẹ cũng đừng nên làm 3 việc này cho con.
1. Chiều chuộng con cái quá mức
Cha mẹ nào cũng "mong con trai thành rồng, muốn con gái thành phượng", và luôn hết lòng sống vì con cái. Thế nhưng nếu chúng ta quá mức nuông chiều, dung túng cho con thì hậu quả lại vô cùng tai hại.
Một khi được bố mẹ chiều chuộng thái quá, trẻ sẽ cho rằng bố mẹ sẽ thỏa mãn mọi nhu cầu của mình, dần dần trẻ sẽ hình thành thói quen muốn gì được nấy, ngang ngược bướng bỉnh không biết điều.
Tranh minh họa.
Những đứa trẻ lớn lên trong sự dung túng, thả nổi không kèm cặp uốn nắn sẽ luôn nghĩ mình là trung tâm, trở nên ích kỷ và vô kỷ luật, không biết cách hợp tác với người khác và dễ phạm phải những điều sai trái.
Điều này sẽ khiến trẻ gặp rắc rối khi vào đời, bởi bố mẹ có thể dung túng cho con làm điều sai nhưng xã hội sẽ không chấp nhận điều đó.
Quan tâm, chăm sóc con cái cũng cần phải có nguyên tắc và giới hạn, đồng thời cũng cần phải chú ý đến quyền lực và sự uy nghiêm của bản thân trong gia đình.
Ví dụ như, khi trẻ làm tốt một việc gì đó, cha mẹ hãy động viên và khích lệ trẻ. Còn khi trẻ chưa làm tốt, cần phê bình, dạy bảo vẫn cần phải thẳng thắn phê bình trẻ ngay.
Ngay cả khi con cái đã khôn lớn và lập gia đình thì với tư cách là một người cha người mẹ, chúng ta vẫn phải có trách nhiệm dạy dỗ, bảo ban con cái.
Ngoài ra, chúng ta cũng đừng dễ dàng đáp ứng hết mọi yêu cầu của chúng mà đôi khi phải biết nói lời từ chối với con.
Ví dụ như trong trường hợp chúng ta đã có hẹn với bạn bè cùng đi du lịch vào tuần sau, nhưng con cái đột nhiên nhờ cha mẹ đến nhà trông cháu giúp thì lúc này chúng ta nên kiên định dứt khoát nói lời từ chối.
Những người con hiếu thảo và biết cảm thông nhất định sẽ thấu hiểu và ủng hộ cha mẹ ngay khi bị từ chối như vậy.
Dẫu sao khi cha mẹ đã có tuổi, cũng nên có những hoạt động trải nghiệm thư giãn giải cho riêng mình. Đôi lúc cũng có thể chủ động giúp đỡ khi con cái gặp khó khăn, nhưng đồng thời nếu chúng ta biết tự chăm lo cho bản thân mình, con chúng ta cũng sẽ cảm thấy an tâm hơn về bố mẹ.
2. Coi con cái là tất cả
Ở bất cứ thời điểm nào, kể cả khi con cái đã trưởng thành, người làm cha mẹ cũng đừng nên coi chúng là tất cả cuộc sống của mình.
Khi con còn nhỏ, có rất nhiều cha mẹ đều nâng niu con trong lòng bàn tay vì lo sợ con chịu tổn thương. Rồi đến khi con cái đến tuổi đi học lại sốt sắng thay con quyết định hết thảy mọi việc.
Sau này khi con cái đã trưởng thành và lập gia đình, rất nhiều cha mẹ vẫn chăm chăm muốn giúp con trông nom nhà cửa, chăm cháu, làm việc nhà, bếp núc.
Trong suy nghĩ của rất nhiều bậc phụ huynh, họ coi con cái chính là cả mạng sống và họ có thể làm bất cứ điều gì miễn là tốt cho con.
Nhưng nếu có thể nhìn từ một góc độ khác, ta sẽ thấy cuộc sống của người làm cha mẹ không chỉ xoay quanh mỗi con cái mà bên cạnh chúng ta còn có những người bạn thân thiết, và quan trọng nhất là vẫn còn chính bản thân chúng ta.
Khi cha mẹ đến tuổi trung niên thì con cái cũng đều đã thành gia lập thất. Là cha mẹ, chúng ta cũng nên có cuộc sống của riêng mình, làm những điều chúng ta mong muốn, tiếp tục hoàn thành những giấc mơ còn dang dở và vui vẻ tận hưởng cuộc sống mà chúng ta hằng mong ước!
3. Sống chung với con cái
Nếu điều kiện cho phép, hãy cố gắng đừng sống chung cùng con cái.
Mặc dù cha mẹ nào cũng luôn mong muốn có thể đỡ đần con cái trong cuộc sống thường ngày, và cũng mong con có thể ở bên cạnh mình nhiều hơn, nhưng về lí trí mà nói chúng ta vẫn nên cố gắng tránh sống chung với con cái thì hơn.
Nếu hai, thậm chí ba thế hệ cùng sống chung với nhau, về lâu dài, sau quá trình chung đụng lâu ngày, nhất định mọi người sẽ lộ ra nhiều khuyết điểm, điều này có thể ảnh hưởng đến hòa khí gia đình.
Đặc biệt tệ hơn là, rất nhiều đứa trẻ sau khi đã trưởng thành vẫn giữ thói quen đòi hỏi vô tội vạ với cha mẹ của mình, bất kể là trên phương diện con cái, cuộc sống hay nhà cửa, như vậy sẽ càng dễ dẫn đến những tranh chấp, bất hòa trong gia đình.
Mặt khác, nếu chúng ta có thể duy trì một khoảng cách nhất định với con cái, lâu lâu gặp nhau đôi ba lần, chẳng những ít va chạm mà tình cảm có thể còn được cải thiện tốt hơn, từ đó giúp cho gia đình luôn hòa thuận, êm ấm, hạnh phúc.
Pháp luật và bạn đọc