3 yếu tố khiến Trương Phi từ một thường dân làm nghề đồ tể trở thành võ tướng hàng đầu Tam quốc, Lưu Bị góp phần không nhỏ
Trương Phi với tư cách mãnh tướng Tam quốc cũng không phải là hư danh.
- 29-03-20215 mãnh tướng trung nghĩa nhất thời Tam quốc, 2 trong số này phò tá Lưu Bị: Không có tên Trương Phi (Phần 1)
- 27-02-2021Không phải Trương Phi hay Quan Vũ, trong tập đoàn Thục Hán, 4 tướng lĩnh này mới thực sự là những người được Gia Cát Lượng đánh giá cao
- 28-11-2020Bị 8 đại tướng của Tào Tháo bao vây, Trương Phi chỉ có đường chết, dựa vào đâu mà ông có thể thoát nạn dễ dàng?
Nói đến võ tướng thời Tam quốc, không thể không nhắc đến Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi. Lưu Bị nhân nghĩa song toàn, thông minh tài trí, từ một người bán giày cỏ kiếm sống, từng bước thành lập Thục quốc, để lại câu chuyện truyền đời cho hậu thế bàn luận.
Quan Vũ được tôn xưng là Võ Thánh, cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao tung hoành ngang dọc. Thế nhưng, ấn tượng của người đời đối với Trương Phi là xúc động lỗ mãng, không có sự bình tĩnh.
Nhưng theo Tam quốc diễn nghĩa thể hiện, võ công của Trương Phi tương đương với Quan Vũ. Song ai theo dõi Tam quốc biết rằng Trương Phi xuất thân bình dân, là một tên đồ tể (làm nghề giết lợn), vì sao võ nghệ lại cao cường như vậy? Có 3 lý do chính sau đây:
1. Thuở nhỏ của Trương Phi
Trước khi gặp Lưu Bị và Quan Vũ, Trương Phi làm nghề giết lợn, là một đồ tể chính hiệu. Song đồ tể không phải là nghề ai cũng làm được, phải biết rằng một con lợn có thể nặng tới 100kg. Đồ tể cần sử dụng sức lực của mình để khống chế con lợn. Trương Phi nhờ vào hoàn cảnh này mà đã luyện nên khí lực mạnh mẽ.
Căn cứ theo sử sách ghi lại, Trương Phi có thể khiêng hơn 1 tạ thịt lợn, đi bộ như bay, khả năng sử dụng dao thành thạo. Cho nên khi tòng quân, kinh nghiệm này giúp Trương Phi như hổ thêm cánh.
Hơn nữa, Trương Phi không chỉ có sức mạnh, mà có nền tảng võ thuật từ trước. Các thế hệ nhà Trương Phi đều làm nghề đồ tể, điều kiện kinh tế cao hơn gia đình bình thường. Ngay từ nhỏ, ông thích múa đao luyện côn, từng bái vị sư phụ 70 tuổi học võ, võ thuật đã thấm nhuần trong máu và được cải thiện theo từng năm tháng lớn lên.
2. Kinh nghiệm tích lũy trong thực chiến
Trương Phi đi theo Lưu Bị tranh đoạt thiên hạ, có thể nói là trải qua quá trình gây dựng tất cả từ hai bàn tay trắng.
Trương Phi cùng Lưu Bị và Quan Vũ ác chiến Lữ Bố, tham gia trận Xích Bích, trận Hán Trung… mà trận chiến đặc sắc nhất chính là trận Trường Bản.
Nói đến trận Trường Bản, ấn tượng đầu tiên của nhiều người chính là Triệu Vân đơn thân độc mã cứu ấu chúa (Lưu Thiện, con trai của Lưu Bị). Song thật ra, biểu hiện của Trương Phi trong trận chiến này cũng không thua kém Triệu Vân.
Lúc đó, Trương Phi phụng mệnh Lưu Bị tiếp ứng Triệu Vân, khi đi chỉ mang theo 20 binh lính, mà đối mặt với Trương Phi là mấy chục nghìn đại quân của Tào Tháo. Thế mà cũng có thể khiến Tào Tháo thốt lên câu “không thể xem thường”.
Mọi người thường biết đến xếp hạng mãnh tướng trong Tam quốc như sau: "Nhất Lữ nhị Triệu tam Điển Vi, tứ Quan ngũ Mã lục Trương Phi".
Trương Phi bị xếp hạng cuối cùng, thực lực của ông kém cỏi như vậy sao?
Chúng ta có thể thấy thực lực của Trương Phi không hề tầm thường trong 3 trận chiến.
Đầu tiên, Trương Phi đánh Trương Liêu, thực lực của Trương Liêu không thể khinh thường, nhưng chỉ qua 20 hiệp đã bại dưới tay Trương Phi.
Thứ hai, sau đại chiến Xích Bích, Trương Phi phụng mệnh đóng quân ở Hoa Dung Đạo, đối mặt với sự bủa vây của ba người Hứa Chử, Trương Liêu, Từ Hoảng, Trương Phi thong dong bình tĩnh, đánh trận vô cùng hiên ngang.
Mặc dù lúc đó ba vị tướng của Ngụy quốc chỉ muốn yểm trợ Tào Tháo chạy trốn, không tử đấu với Trương Phi, nhưng qua mấy hiệp, họ phát hiện hợp lực cũng không thể làm gì được Trương Phi.
Trận cuối cùng là trận chiến với Trương Cáp. Trương Phi phụng mệnh đóng quân ở Ngõa Khẩu quan, quân Tào phái Tào Hồng, Hạ Hầu Uyên, Trương Cáp phát động tấn công Trương Phi. Trương Phi chỉ dùng chưa đến một canh giờ đã tiêu diệt quân Tào.
Bởi vậy có thể thấy, Trương Phi với tư cách mãnh tướng Tam quốc cũng không phải là hư danh.
3. Bên cạnh Trương Phi có Lưu Bị và Quan Vũ
Trương Phi có thể đạt được những vinh quang này một phần nhờ vào Lưu Bị và Quan Vũ.
Trương Phi tài trí không bằng Lưu Bị, cũng kém Quan Vũ một chút về phần trung nghĩa. Chúng ta đều biết rằng rất nhiều tướng lĩnh mạnh mẽ hơn Trương Phi, ví dụ như Lữ Bố, nhưng đáng tiếc không biết chọn người đi theo, cuối cùng vẫn chết thảm dưới đao của Tào Tháo.
Nếu đặt dưới trướng Tào Tháo, Trương Phi nhiều lắm chỉ có thể coi là một võ tướng bình thường, không được trọng dụng.
Tào Tháo nổi tiếng là "thà ta phụ người trong thiên hạ, đừng để thiên hạ phụ ta", còn Lưu Bị thì "huynh đệ như tay chân, thê tử như áo liền quần".
Qua đó có thể thấy, Trương Phi có thể trở thành mãnh tướng Tam quốc, Lưu Bị góp phần công lao rất lớn.
Nhưng Trương Phi có một khuyết điểm chí mạng, đó là bốc đồng, lỗ mãng. Lưu Bị cũng từng nhiều lần góp ý Trương Phi sửa chữa tật xấu này, đáng tiếc ông không nghe. Cuối cùng, vì một số chuyện vặt vãnh xung đột với cấp dưới, Trương Phi nửa đêm canh ba bị thủ hạ lấy mạng, chết cũng vì sự lỗ mãng của mình.
Nguồn: Sohu
Thể thao văn hóa