MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

36 tuổi, tôi quyết định đưa 2/3 lương cho vợ, không tụ tập tiệc tùng: Từ kẻ có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, 3 năm sau số tiền trong tài khoản khiến tất cả ‘bật ngửa’

14-08-2023 - 23:10 PM | Sống

36 tuổi, tôi quyết định đưa 2/3 lương cho vợ, không tụ tập tiệc tùng: Từ kẻ có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, 3 năm sau số tiền trong tài khoản khiến tất cả ‘bật ngửa’

Dù tháng nào vợ cũng hỏi cần đưa thêm tiền không nhưng người đàn ông này luôn nói không, kiên định với mục tiêu tiết kiệm của minh.

Người đàn ông Trung Quốc Lý Lâm 36 tuổi chưa bao giờ nghĩ mình có thể trở thành một người giàu có. Anh chỉ muốn tiết kiệm đủ tiền để nghỉ hưu sớm và tránh xa nơi làm việc căng thẳng. Lý Lâm đã tốt nghiệp ĐH 14 năm nhưng chỉ mới học cách tiết kiệm cách đây 3 năm từ khi xác định mong muốn nghỉ hưu sớm.

Người đàn ông này chỉ giữ một khoản tiền sinh hoạt phí cá nhân, còn lại 2/3 đưa hết cho vợ. Điều bất ngờ là 3 năm sau 2 vợ chồng tiết kiệm được hơn 1 triệu NDT (3,2 tỷ đồng). Điều này khiến bố mẹ anh rất ngạc nhiên, không tin nổi vì trước đó Lý Lâm là kiểu người làm được bao nhiêu tiền lại tiêu hết bấy nhiêu.

Một khảo sát của đài truyền hình CCTV năm 2018 từng thông tin Trung Quốc có khoảng 3,5 triệu người sở hữu 1 triệu NDT, tương đương 1% dân số (đã trừ các khoản nợ và không tính nhà ở). Vậy vợ chồng Lý Lâm đã làm cách nào để tích lũy một số tiền lớn như vậy?

1. Tránh chi tiêu cho những thứ không cần thiết

Trên thực tế, Lý Lâm từng chi tiêu hoang phí vì nạp nhiều tiền vào game. Chỉ khi trong túi còn 1/3 lương ít ỏi, anh mới từ bỏ thú vui tốn kém này, còn biết chắt lọc mua sắm quần áo, giày dép hơn.

Người đàn ông cũng tránh xa phần lớn các cuộc tụ tập xã hội, khước từ những bữa tiệc tùng không quá quan trọng. Với Lý Lâm, cắt bỏ được những khoản tiền tiêu xài không đem lại hiệu quả là bước đầu tiên trên hành trình tích lũy tài sản.

36 tuổi, tôi quyết định đưa 2/3 lương cho vợ, không tụ tập tiệc tùng: Từ kẻ có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, 3 năm sau số tiền trong tài khoản khiến tất cả ‘bật ngửa’ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

“Ban đầu tôi chỉ tìm cách tiêu trong khoản tiền cho phép nhưng không ngờ dần ‘nghiện’ việc tiết kiệm. Giống như một trò chơi thăng cấp vậy, nhìn số tiền tích lũy được mỗi ngày khiến tôi hài lòng”, Lý Lâm cho biết.

2. Xác định mục tiêu, tìm mọi cách tăng thu nhập

Căn nhà hiện tại ở Bắc Kinh của Lý Lâm được bố mẹ trả trước khoản thế chấp vì trước đó anh không thể tiết kiệm tiền. Điều này khiến người đàn ông 36 tuổi vô cùng xấu hổ, nhất là khi anh trai và em gái của anh đều có mức lương cao, tự mua được nhà. Lý Lâm tự nhìn nhận lại bản thân và coi họ là động lực để phấn đấu kiếm được nhiều tiền hơn.

Lý Lâm thi công chức để tăng lương, sau đó đi dạy tại trường học và nỗ lực để được thăng chức. Nhưng mức lương cao hơn đồng nghĩa với áp lực công việc nặng hơn, có tuần anh làm đến 75 tiếng trong khi trung bình nhân viên văn phòng thường làm 40 tiếng/tuần.

Vậy nên để tránh phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất, Lý Lâm còn học cách đầu tư cổ phiếu để gia tăng thu nhập. “Tháng nào vợ tôi cũng hỏi có cần đưa thêm tiền không nhưng tôi luôn nói không”, người đàn ông 36 tuổi cho biết.

photo-1691978635648

3. Không xem quảng cáo

Lý Lâm cho biết quảng cáo thường phóng đại tác dụng của các sản phẩm, kích thích nhu cầu mua sắm không cần thiết. “Có thể trong đầu bạn không hề xuất hiện ý định mua sản phẩm đó. Nhưng khi chúng xuất hiện trước mắt, với thiết kế hấp dẫn cùng gương mặt người nổi tiếng quảng cáo. Điều này khiến chúng ta bị thu hút, dễ dàng click và tiêu tiền trong vô thức”, người đàn ông này nói. Vậy nên Lý Lâm sẵn sàng trả phí để các trang web không còn hiện quảng cáo mỗi khi truy cập nữa.

4. Tìm kiếm giải pháp tiết kiệm thay thế

Đôi vợ chồng này hiếm khi ăn nhà hàng mà lựa chọn tự nấu ăn, tạo không gian lãng mạn ở nhà cùng nhau. Họ cũng thường theo dõi chương trình khuyến mãi trên các ứng dụng mua sắm, trở thành hội viên của siêu thị để tận dụng giảm giá triệt để. Ví dụ siêu thị thường giảm giá sườn lợn vào thứ 4 nên Lý Lâm sẽ chỉ mua sườn vào đúng ngày đó.

Anh cũng không còn muốn chen chúc trên tàu điện ngầm mỗi giờ cao điểm nên đã mua một chiếc xe đạp để đi làm. Điều này không những tiết kiệm chi phí mà còn giúp anh rèn luyện sức khỏe. Với Lý Lâm, sẽ luôn có những giải pháp thay thế giúp bạn tiết kiệm hơn, quan trọng là bạn có đủ kiên nhẫn để tìm ra chúng.

Sau khi trả tiền thế chấp nhà, vợ chồng Lý Lâm còn khoảng 800.000 NDT (2,6 tỷ đồng). Số tiền này không đủ để người đàn ông này nghỉ hưu sớm nhưng anh vẫn hài lòng với cuộc sống hiện tại. Đó là bởi anh đã tìm thấy cảm giác an toàn về tiền bạc, có nhiều sự lựa chọn hơn cho bản thân. Căn nhà ở Bắc Kinh Lý Lâm cho thuê lại. Vợ chồng anh và bố mẹ chuyển đến một thành phố nhỏ, tìm kiếm công việc thu nhập thấp hơn nhưng ít căng thẳng.

36 tuổi, tôi quyết định đưa 2/3 lương cho vợ, không tụ tập tiệc tùng: Từ kẻ có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, 3 năm sau số tiền trong tài khoản khiến tất cả ‘bật ngửa’ - Ảnh 4.

36 tuổi, tôi quyết định đưa 2/3 lương cho vợ, không tụ tập tiệc tùng: Từ kẻ có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, 3 năm sau số tiền trong tài khoản khiến tất cả ‘bật ngửa’ - Ảnh 5.

Người đàn ông này chuyển đến thành phố nhỏ hơn sau khi tiết kiệm số tiền mong muốn. Ảnh: Toutiao

“Nhiều người hỏi tôi rằng vì sao đang ở Bắc Kinh thu nhập tốt lại chuyển về đây, phải chăng là vì không chịu được áp lực sao. Mọi người đều muốn tới thành phố lớn, chỉ có tôi là đi ngược lại. Những câu hỏi ấy tôi không trả lời, mỗi người đều có sự lựa chọn riêng. Với tôi lúc này sau khi có được an toàn về tài chính thì được tự do là điều quan trọng nhất”, Lý Lâm nói.

Theo Toutiao

Kim Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên