4 biểu hiện rõ nhất cho thấy trẻ lớn lên sẽ là người hiếu thảo: Cha mẹ về già thảnh thơi, ít phải lo nghĩ
Đức tính hiếu thảo của trẻ thường bộc lộ ngay từ ngày nhỏ. Cha mẹ có thể thấy điều này thông qua cách ứng xử hàng ngày của con.
- 25-09-2024Cha mẹ nào làm được 3 điều này thì con cái hết mực kính trọng, tuổi già sống hạnh phúc, yên vui
- 24-09-20243 biểu hiện của ông bà, cha mẹ, con cái cho thấy gia đình đang trên đà thịnh vượng!
- 23-09-2024Ở 1 năm trong viện dưỡng lão, U75 nhận ra: Chẳng phải con cái, đây mới là nơi “trú ẩn” cuối đời
- 22-09-2024Sự thật tuổi trung niên: Phiếu khám sức khỏe phản ánh thái độ, bảng lương chứng minh cho nỗ lực và điểm số của con cái ẩn chứa tầm nhìn của bạn!
Cha mẹ nào cũng muốn con cái ngoan ngoãn, thông minh và hiếu thảo khi lớn lên. Họ cũng hiểu rằng phẩm chất và tính cách của con có thể được rèn giũa thông qua cách giáo dục của cha mẹ. Bằng việc giao tiếp hàng ngày, các bậc phụ huynh có thể dạy con ăn nói, cư xử phải phép với người thân và bạn bè, từ đó hình thành một phần cá tính tốt đẹp trong con.
Một đứa trẻ lớn lên có hiếu thảo hay không phụ thuộc rất lớn vào cách dạy dỗ của cha mẹ. Bạn cũng có thể quan sát những biểu hiệu và hành động hàng ngày của con để thấy được phẩm chất cao quý này, cũng như kịp thời chấn chỉnh từ khi con còn nhỏ.
Dưới đây là 4 biểu hiện rõ nhất của một đứa trẻ hiếu thuận với cha mẹ:
1.Biết cảm thông với mọi người
Biểu hiện đầu tiên cho thấy tấm lòng hiếu hạnh của một con người chính là sự cảm thông và thấu hiểu. Đức tính này không phân biệt tuổi tác, vì vậy con trẻ cũng có thể dễ dàng học được cách chia sẻ, cảm thông với mọi người xung quanh.
Cảm thông ở đây không chỉ đơn thuần là việc san sẻ công việc hay đồng cảm với cảm xúc của người khác, mà còn là sự vị tha giữa con người với con người. Với trẻ em, bạn có thể thấy được đức tính này thông qua cách con cư xử với bạn bè hoặc việc con đề xuất giúp đỡ và hỏi han khi gặp khó khăn. Ngay cả khi trẻ chỉ mới 3 hoặc 5 tuổi, nếu cha mẹ bị bệnh, trẻ cũng có thể thể hiện sự quan tâm, chủ động hỏi thăm. Thậm chí, chúng còn muốn phụ giúp những công việc mà bản thân chưa từng làm.
Việc trẻ biết cảm thông với cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ cho thấy sự ấm áp và hiểu chuyện của chúng. Những đứa trẻ này lớn lên không những tốt bụng mà còn có thể là người khéo léo và thông minh.
2. Luôn biết ơn cha mẹ
Trẻ em được người lớn yêu thương là điều vô cùng dễ hiểu.Tuy nhiên việc cha mẹ quá cưng chiều con cái có thể tạo cho con tâm lý ỷ lại, chỉ thích hưởng thụ chứ không muốn hy sinh. Lâu dài, chúng sẽ coi những việc cha mẹ làm cho mình là điều đương nhiên, từ đó không có thái độ trân trọng hay báo đáp. Những đứa trẻ có thái độ sống như vậy chính là biểu hiện của sự bất hiếu.
Ngược lại, đứa trẻ hiếu thảo là người luôn quan tâm và nghĩ đến cha mẹ đầu tiên. Khi còn nhỏ, chúng có thể có những biểu hiện như có đồ ăn ngon sẽ dành cho cha mẹ, thích chia sẻ mọi niềm vui - nỗi buồn với cha mẹ hay tặng đấng sinh thành những thứ mà họ thích. Những hành động này không chỉ cho thấy trẻ có phẩm chất tốt mà còn là tấm gương phản ánh văn hóa gia đình lành mạnh, tích cực và đầy sự yêu thương.
3. Ít khi đưa ra những yêu cầu quá đáng
Một số trẻ em thường đưa ra những yêu cầu quá sức đối với cha mẹ. Nếu cha mẹ không thể mua thứ chúng muốn, chúng sẽ phản ứng ngược lại và có thể gây ra nhiều rắc rối khác. Đây có thể là một biểu hiện của những đứa trẻ được cha mẹ nuông chiều thái quá. Từ đó, chúng sẽ phát sinh tâm lý muốn gì được nấy. Nếu không có được, chúng sẽ tìm đến cha mẹ để được giúp đỡ chứ không có ý chí phấn đấu tự đạt được.
Trái lại, những đứa trẻ ít khi đưa ra những yêu cầu vượt quá khả năng của cha mẹ khi lớn lên có thể trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn. Hơn nữa, chúng còn có sự thấu hiểu, quan tâm và san sẻ với hoàn cảnh của gia đình và cả những người xung quanh.
4. Điềm tĩnh, nhẹ nhàng
Sự hiếu thảo của một đứa trẻ có thể biểu hiện thông qua nhiều khía cạnh khác nhau. Một trong số đó phải kể đến sự điềm tĩnh giải quyết các vấn đề.
Những đứa trẻ điềm tĩnh thường có khả năng quản lý cảm xúc tốt. Nhờ vậy, trong bất kỳ trường hợp nào chúng cũng có thể nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và bao quát. Khi lớn lên, những đứa trẻ này có thể trở thành một người con hiếu thuận, biết cha mẹ cần gì để giúp đỡ.
Trên thực tế, sự điềm tĩnh của một đứa trẻ hoàn toàn có thể được hình thành thông qua việc giáo dục của gia đình. Chính vì vậy, nhiệm vụ của các cha mẹ chính là quan sát, sau đó chỉ dạy cho con cách ứng xử và giữ bình tĩnh khi phải đối mặt với các vấn đề.
Thao Toutiao
Đời Sống Pháp Luật