Ở 1 năm trong viện dưỡng lão, U75 nhận ra: Chẳng phải con cái, đây mới là nơi “trú ẩn” cuối đời
Dù có con song cụ ông này vẫn lựa chọn dọn vào viện dưỡng lão. Sau khoảng 1 năm sống trong đây, ông nhận ra nhiều điều.
- 21-09-2024Cụ ông U70 có 7 tỷ đồng tiền bán nhà nhưng chỉ chia cho con gái 1 nửa, con trai tay trắng gọi điện "thâm thúy": nghe lời giải thích đành nín lặng
- 20-09-2024Cụ bà nhặt bọc tiền, được chủ nhân hậu tạ hơn 300 triệu đồng nhưng từ chối nhận: Chỉ quyết xin 1 thứ này
- 19-09-2024Trẻ thường xuyên xem điện thoại và không xem điện thoại khác nhau như thế nào trong tương lai: Nhiều nghiên cứu khoa học làm bừng tỉnh nhận thức của bố mẹ
Bài viết dưới đây là dòng tâm sự của chú Trương (Trung Quốc) đang được chia sẻ trên nền tảng Toutiao.
Quyết định vào viện dưỡng lão
Năm nay, tôi đã 74 tuổi. Vợ tôi mất từ nhiều năm trước. Còn các con đi làm ăn xa, cả năm mới về nhà 1 lần vào dịp Tết. Gần 10 năm qua, tôi vẫn sống 1 mình nên đôi lúc cũng cảm thấy cô đơn, trống trải.
Phải đến 1 năm trước, tôi mới quyết định chuyển vào viện dưỡng lão gần nhà khi cảm thấy sức khoẻ dần yếu đi. Vào ngày nhận phòng, tôi nghĩ rằng đây chính là thiên đường của mình. Bởi trong này rất đông những cụ già bằng tuổi tôi. Chúng tôi có thể kết bạn, giao lưu và chia sẻ những câu chuyện quá khứ.
Sau khi được y tá hướng dẫn và giới thiệu về viện dưỡng lão, tôi đã có bữa ăn đầu tiên tại đây. Nhìn chung, đồ ăn khá ngon, và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Những ngày tiếp theo, tôi dần làm quen với nhịp sống nơi này. Tôi được ăn 3 bữa/ngày, tập thể dục đều đặn và tham gia các hoạt động giao lưu.
Tuy nhiên ở được 2 tháng, đã quen với mọi người, song tôi vẫn cảm thấy trống trải và cô đơn. Tôi bắt đầu nhớ các con nhưng phải 2 tuần chúng mới có thể vào thăm.
Một ngày nọ, được chứng kiến các con của ông Trương đến viện dưỡng lão và tổ chức sinh nhật cho ông cụ, tôi không khỏi rơi nước mắt. Ngay lúc đó, cô y tá đã rót cho tôi một cốc nước và nhẹ nhàng an ủi: “Cháu hiểu cảm giác của ông. Tất cả mọi người ở đây đều coi nhau như thành viên trong gia đình. Đến sinh nhật của ông, chúng cháu vẫn có thể tổ chức những bữa tiệc như vậy”.
Nghe đến đây, tôi chỉ biết gật đầu và gạt nước mắt. Lúc này tôi dần hiểu ra rằng mình cần học cách tìm hạnh phúc ở đây và không nhớ đến các con là cách tự giải phóng chính mình.
Thời gian dần trôi qua, tôi đã sống trong viện dưỡng lão được gần nửa năm. Trong 6 tháng đó, tôi đã tích cực tham gia nhiều hoạt động do các y tá, bác sĩ tổ chức như một cách để quên đi nỗi cô đơn. Tôi dần xây dựng mối quan hệ với những người bạn tốt như ông Dương đầy nhiệt huyết, ông Lý luôn quan tâm đến mọi người.
Tôi luôn thừa nhận với mọi người quả thực cuộc sống ở đây rất tốt. Tuy nhiên, trong lòng tôi vẫn cảm thấy trống rỗng. Càng ngày tôi càng cảm thấy chán nản. Các con cũng ít vào thăm và gọi điện hơn. Chúng cũng thường chỉ gọi để hỏi vài câu rồi lại vội vàng cúp máy.
Tìm ra điểm tựa những năm cuối đời
Không thể để bản thân chìm đắm trong sự buồn chán đó, tôi quyết định chia sẻ câu chuyện này với những người bạn già trong phòng của mình. Sau bữa sáng hôm đó, tôi đã hít một hơi thật sâu và bắt đầu bày tỏ nỗi niềm và sự cô đơn của mình.
“Tôi đã sống ở đây được gần 1 năm nhưng trong lòng tôi luôn cảm thấy trống rỗng. Số lần các con đến thăm hay gọi điện ngày càng ít dần…”, tôi vừa nói nước mắt vừa trào ra.
Càng chia sẻ, tôi càng như trút bỏ được những muộn phiền đang dày vò trong mình. Ngay sau khi chia sẻ, tôi bất ngờ nhận được lời an ủi của ông Dương. “Tôi hiểu tâm trạng của ông. Nhớ nhà, nhớ con và thấy cuộc sống này nhàm chán là điều dễ hiểu. Nhưng chúng ta không thể bỏ cuộc”.
“Đúng vậy, tuy con cái chúng ta ở xa nhưng chẳng phải ở đây ông vẫn có rất nhiều bạn như chúng tôi sao?”, ông Lý vừa vỗ vai tôi vừa nói. Đến lúc này, tôi nhận ra mình không hề đơn độc.
Kể từ ngày hôm đó, tôi dần lấy lại niềm hy vọng cuộc sống. Tôi tích cực giao tiếp với mọi người trong viện dưỡng lão và nhận ra mỗi người đều có những câu chuyện và nỗi niềm riêng. Nhờ chia sẻ, chúng tôi động viên nhau vượt qua những khó khăn ở năm tháng tuổi già.
Trao đi tình yêu thương, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ của mọi người. Mặc dù các con không vào thăm thường xuyên nhưng tôi vẫn nhận được sự quan tâm của những người bạn trong này.
Cuối cùng, tôi hiểu ra rằng, không phải con cái, điểm tựa những năm cuối đời là thái độ sống tích cực, lạc quan của chính bản thân mỗi người.
Bằng cách này, tôi trở nên vui vẻ và cảm thấy bình yên hơn. Tôi học cách trân trọng những khoảnh khắc và con người ở hiện tại thay vì đắm chìm trong sự nhung nhớ các con.
Đời sống pháp luật