MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 bước đối phó với một vị sếp tồi

08-12-2017 - 11:50 AM | Sống

“Tôi thật sự ghét sếp của tôi. Ông ấy thật sự là một người sếp tồi và chẳng có tài cán gì cả. Tôi phải làm thế nào bây giờ?”

Một người dùng mạng xã hội đã gửi một bức thư tới Báo Marie Claire và chia sẻ rằng: “Tôi thật sự ghét sếp của tôi. Mọi thứ khác về công việc đều tuyệt vời, tôi yêu những người đồng nghiệp của mình và cả công việc đang làm, trừ chuyện phải làm việc với sếp. Ông ấy thật sự là một người quản lí tồi và chẳng có tài cán gì cả. Tôi phải làm thế nào bây giờ?”

Đứng từ góc nhìn của một nhà quản lí và cũng là người chuyên sâu về các chương trình phát triển kĩ năng lãnh đạo cho các cá nhân và các doanh nghiệp, bà Liz Bentley, founder của Liz Bentley Associates, đã đưa ra những gợi ý để người hỏi và những nhân viên khác rơi vào trường hợp tương tự có thể tự mình giải quyết. Theo bà Liz, ở đâu cũng có boss tồi. Vậy nên điều mà bạn có thể làm là: Hãy chịu nhịn đi!

Thật không phải dễ dàng hay tự nhiên mà có thể trở thành lãnh đạo. Và lí do mà bạn ghét sếp của bạn là do sếp yêu cầu, đòi hỏi bạn phải làm việc có trách nhiệm, dù kết quả thất bại cũng không được phủi tay hay là do sếp bắt buộc bạn phải trả lời mail rõ ràng?

Nếu sếp của bạn tồi đến mức không chịu thực hiện theo luật lao động, ép buộc nhân viên phải làm theo “luật rừng” thì hãy báo bộ phận nhân sự hoặc nộp đơn nghỉ việc. Còn nếu vị ấy chỉ sở hữu một vài điều mà bạn ghét thì chúc mừng, bạn đã bước chân vào thế giới kinh doanh khắc nghiệt!

4 bước đối phó với một vị sếp tồi

Thực tế là, bạn chịu áp lực từ sếp và sếp cũng phải chịu áp lực từ những vị sếp khác. Trách nhiệm của một boss là làm sao để điều hành doanh nghiệp của mình thành công và tạo ra một đội ngũ nhân viên tốt. Bởi vậy, để làm việc hiệu quả với boss, bạn cần thực hiện lần lượt các bước sau:

1. Ấn định suy nghĩ là dù bạn có than phiền nhiều đến mấy thì boss cũng không thay đổi sự khó tính đâu

Bước đầu tiên bạn cần làm là thay đổi của suy nghĩ của chính mình để nhận ra rằng bạn chỉ có thể thay đổi chính mình chứ không phải boss hay bất cứ người nào khác. Thường thì chúng ta luôn có thói quen than thở về người khác với mong muốn rằng họ sẽ thay đổi, nhưng sự thật thì việc chúng ta than thở thì chỉ có chúng ta biết mà thôi. Một khi chúng ta có suy nghĩ ấy thì vấn đề có vẻ sẽ sớm được giải quyết thành công.

2. Thay vì chỉ trích, đánh giá người khác, hãy thử đồng cảm và thấu hiểu

Có thể bởi vì bạn là nhân viên nên bạn chưa hiểu được những suy nghĩ của người làm chủ. Hãy thử đặt bản thân mình vào những tình huống của ông chủ. Nếu đến deadline rồi mà chưa thấy một ai nộp sản phẩm thì liệu bạn có phát điên lên không? Tất cả chúng ta đều cố gắng hoàn thành công việc của mình tốt nhất và boss cũng vậy, ai cũng có những nỗi niềm riêng mà không phải ai cũng hiểu được. Sự thấu hiểu luôn chiến thắng sự than vãn.

3. Chuẩn bị trước những thứ sếp cần để tự giảm áp lực cho bản thân

Khi sếp triển khai một vấn đề mới, một khía cạnh mới, bạn nên lắng nghe kĩ càng, nếu chưa rõ có thể hỏi lại để xem sếp cần gì. Bằng cách này, bạn có thể chuẩn bị trước những thứ vị ấy cần gì và thậm chí trình lên trước khi sếp yêu cầu. Bất kì vị sếp nào cũng yêu thích những nhân viên có thể trả lời câu hỏi trước khi được hỏi và có thể thực hiện được mọi mục tiêu đề ra. Có như vậy, bạn sẽ giảm bớt được căng thẳng và hơn nữa tạo được thiện cảm từ sếp.

4. Có chiến lược cụ thể cho sự nghiệp bản thân

Hãy thử tìm các câu trả lời khác nhau cho câu hỏi của sếp bạn đến khi bạn tìm được câu trả lời thỏa đáng nhất. Bạn có thể mất công một chút nhưng sếp chắc chắn sẽ rất hài lòng vì sự cố gắng của nhân viên và hơn thế, tốc độ công việc cũng được đẩy lên đáng kể. Đây cũng là một bước đệm nếu tham vọng nghề nghiệp trong bạn đủ lớn, bạn có thể dễ dàng thăng chức mà không sợ bị ai nhòm ngó, xỉa xói.

Sếp tồi có thể là một “món quà”

Trong suốt một sự nghiệp, chắc chắn bạn sẽ gặp phải nhiều khó khăn khi làm việc với rất nhiều “cấp độ người”, từ ông chủ, đồng nghiệp, cấp dưới đến khách hàng. Mục tiêu làm việc của bạn với họ luôn luôn giống nhau, đó là tìm cách để quản lí mọi chuyện xung quanh họ và giải quyết.

Trên thực tế, làm việc với một vị sếp tồi hay học theo hướng dẫn của một cô giáo không tốt lắm luôn mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho bạn. Những người lãnh đạo luôn đẩy chúng ta ra khỏi vùng an toàn, chỉ ra lỗi sai và chỉ trích, điều đó sẽ khiến chúng ta làm việc chăm chỉ hơn để đạt những gì chúng ta muốn.

Cuộc sống vốn dĩ không công bằng. Và chẳng có ông chủ nào lại muốn nhân viên ghét mình. Nhưng việc của bạn là phải học cách đạt đến thành công dù ở bất cứ trường hợp nào. Vì thế, hãy chịu nhịn và trở thành nhân viên tốt nhất để boss của bạn có thể trao cơ hội thăng chức. Và khi bạn là sếp rồi thì hãy hi vọng rằng nhân viên của bạn cũng đọc được bài viết này.

Theo Ninh Linh

Nhịp Sống Kinh Tế

Trở lên trên