4 đặc điểm của nhân viên được sếp quý, đồng nghiệp nể, lương thưởng dễ thăng hạng
Bí quyết nằm ở đâu?
- 02-06-2021Trong từ điển của người thành công không hai từ “dừng lại” nhưng muốn tiến xa, trước hết phải rũ bỏ 3 điều này
- 02-06-2021Tỷ phú 3 lần trượt đại học khởi nghiệp thành công nhờ cây bút bi giá 2 NDT, dám hạ mình làm giúp việc để chiêu mộ nhân tài: Thà làm đầu gà còn hơn đuôi phượng
- 30-05-2021Chuyện về cô con dâu may mắn của tỷ phú giàu nhất Hong Kong: "Lọ lem” kết hôn với thiếu gia tài phiệt, một lòng hỗ trợ chồng trở thành người kế nghiệp của tập đoàn nghìn tỷ
Có câu nói nổi tiếng như sau: Một người lính mà không muốn trở thành một vị tướng thì không phải là một người lính giỏi. Quả đúng thật. Ở nơi làm việc, ai cũng muốn được lãnh đạo trọng dụng vì sau khi được sếp để ý đến thì chuyện thăng chức, tăng lương chỉ trong nháy mắt. Nhưng không ai sinh ra đã hợp nhau, cũng không ai có đặc quyền được may mắn hơn những người khác. Sở dĩ một người có thể vươn lên và được lãnh đạo công nhận, trọng dụng dễ dàng, không phải ngẫu nhiên mà anh ta được thế đâu. Tất cả đều có bí quyết cả.
Vậy, kiểu cấp dưới nào được lãnh đạo trọng dụng nhất? Hãy cùng điểm qua nhé.
Nhân viên ý thức rõ về thời gian
Tính chuyên nghiệp của một người được thể hiện ở nhiều khía cạnh, chẳng hạn như kiến thức chuyên môn phong phú, kỹ năng kinh doanh thành thạo, khái niệm thời gian tốt, v.v. Trong số đó, quan niệm về thời gian là một trong những phẩm chất nghề nghiệp cơ bản nhất và quan trọng nhất. Nó được phản ánh trong tất cả các khía cạnh của công việc, xác định bước đầu tiên của một người đến nơi làm việc và cũng xác định từng bước người đó thực hiện trong tương lai.
Trong quá trình quản lý nhân viên, nhiều công ty mong muốn nhân viên đi làm và tan ca đúng giờ theo quy định của công ty và hoàn thành các công việc mà lãnh đạo yêu cầu trong thời gian quy định. Là cấp dưới, nếu bạn luôn đi làm muộn và không hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian quy định, tôi tin rằng không một người lãnh đạo nào thích kiểu cấp dưới như thế này và việc bạn bị sa thải cũng chỉ là vấn đề thời gian.
Cấp dưới được các nhà lãnh đạo trọng dụng nhiều nhất thường có ý thức về thời gian.
Làm việc chăm chỉ hàng ngày, hoàn thành công việc lãnh đạo giao đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng, không nhây deadline là những phẩm chất tốt của một nhân viên ưu tú và một người thành công. Làm sao người lãnh đạo lại có thể không thích những người cấp dưới có tâm lý đúng giờ cơ chứ.
Nhân viên có khả năng thực thi mạnh mẽ
Trong quân đội có một câu nói: Nếu có 10 điểm thì chiến lược ba điểm, thực thi bảy điểm. Cái gọi là thực thi là khả năng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và đạt được mục tiêu với chất lượng và số lượng. Đối với cá nhân, thực thi là hiện thân của phong cách làm việc. Không có sự thực thi thì không có khả năng cạnh tranh.
Vì vậy, nhân viên giỏi luôn là nhân viên có tính thực thi mạnh. Lãnh đạo cực kì thích nhân viên mình thực thi ngay và luôn, chỉ cần giao việc là làm ngay, không nói nhảm hay bàn lui. Trong công việc, khi nhận nhiệm vụ khó, họ sẽ thực hiện ngay, không tìm lý do để trốn tránh rồi tìm cách giải quyết vấn đề. Mỗi khi người sếp bố trí công việc thì trong thời gian ngắn sẽ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng công việc cũng đặc biệt cao.
Vì vậy, trong công việc, bạn phải nâng cao khả năng thực thi của mình, cho phép bản thân phát triển nhanh chóng và đạt kết quả tốt hơn, để có thể nhận được sự công nhận và trọng dụng của lãnh đạo.
Nhân viên biết cách giữ thể diện cho sếp và dám chịu trách nhiệm
Ở nơi làm việc, một số người cảm thấy rằng họ thường có mối quan hệ tốt với lãnh đạo và là những người bạn tốt. Nên họ thường nói những gì họ thích, mặc cho cảm xúc của sếp như thế nào. Tuy nhiên, đây là điều tối kỵ trong việc hòa hợp với các nhà lãnh đạo.
Cho dù mối quan hệ của bạn với người lãnh đạo có tốt đến đâu, bạn vẫn phải cẩn thận trong một số trường hợp và cho người lãnh đạo của bạn chút thể diện.
Điều tiếp theo đó là dám chịu trách nhiệm. Tinh thần dám chịu trách nhiệm là sức mạnh thay đổi mọi thứ, có thể thay đổi trạng thái làm việc của một người từ bình thường trở nên xuất sắc và nổi bật. Nó cũng có thể giúp một người giành được sự tin tưởng và tôn trọng của người khác, từ đó củng cố các mối quan hệ trước giờ vốn mong manh. Quan trọng hơn, nó có thể khiến một người trở thành khách mời của những cơ hội tốt, từ đó đảo ngược quỹ đạo sự nghiệp đang đi xuống của bạn thành đi lên và đi xa hơn.
Ở nơi làm việc ngày nay, các nhà lãnh đạo ngày càng đánh giá cao những nhân viên dám chịu trách nhiệm. Vì chỉ một người như vậy mới có thể cho người ta tin tưởng và dám giao mọi việc. Chỉ những người như vậy mới có tinh thần tiên phong và có thể mang lại lợi ích cho công ty. Vì vậy, ở nơi làm việc, muốn được lãnh đạo trọng dụng lại thì mình phải có trách nhiệm.
Một khi một cấp dưới bình thường sở hữu tinh thần này, khả năng của anh ta có thể được phát huy hết hoặc liên tục được khai thác và bồi dưỡng, sự nghiệp của chính anh ta có thể thăng tiến trong tương lai. Tóm lại, chỉ khi dám nhận trách nhiệm, chúng ta mới có thể được các nhà lãnh đạo sử dụng lại và có quyền chi phối hướng đi sự nghiệp của chính mình.
Nhân viên biết cách duy trì quyền lãnh đạo
Dù bạn đang ở công ty nào, là cấp dưới, bạn phải biết cách duy trì uy quyền của người lãnh đạo. Bạn biết đấy, người lãnh đạo dù hào phóng đến đâu cũng không thể dung thứ cho cấp dưới khinh thường uy tín của mình. Nếu bạn nảy sinh mâu thuẫn gay gắt với lãnh đạo của mình, mặc dù trong lòng rất vui nhưng mối quan hệ của bạn với lãnh đạo có khả năng hoàn toàn tan vỡ.
Một khi mối quan hệ với người lãnh đạo rạn nứt, người lãnh đạo sẽ không còn trọng dụng bạn nữa, con đường sự nghiệp của bạn sẽ khó đi lên. Vì vậy, trước những người lãnh đạo, nhất là trước công chúng, quyền uy của người đứng đầu phải được duy trì. Ngay cả khi bạn có bất kỳ ý kiến nào không đồng ý với người lãnh đạo, bạn nên trao đổi riêng với người lãnh đạo đó. Tuân theo sự chỉ huy của lãnh đạo và tuân theo mệnh lệnh, sự sắp xếp của lãnh đạo về mặt công việc, đừng nói về các nhà lãnh đạo hay chế nhạo các nhà lãnh đạo một cách tùy tiện giữa các đồng nghiệp là điều mà không phải nhân viên nào cũng làm được. Ngoài ra, khi góp ý với người lãnh đạo, chúng ta phải chú ý đến tình hình và duy trì quyền hạn của người lãnh đạo.
Khi bạn luôn biết cách duy trì uy quyền của người lãnh đạo, người lãnh đạo sẽ nhìn thấy điều đó và anh ta sẽ cảm nhận được lòng trung thành của bạn. Bằng cách này, sự tin tưởng của lãnh đạo đối với bạn sẽ tăng lên và bạn sẽ được trọng dụng lại.
Tóm lại, người lãnh đạo thích sử dụng cấp dưới như thế nào đều có những tiêu chuẩn riêng trong đầu rồi. Việc của bạn là làm tốt những điều trên thì hai chữ thăng chức nằm trong tầm tay bạn.
Chúc các bạn thành công.
Doanh nghiệp và tiếp thị