4 dấu hiệu cho thấy cấp trên đang "không vừa mắt" với bạn: Sớm liệu đường đường lui càng sớm càng tốt
Môi trường công sở là nơi có rất nhiều người với tính cách khác nhau. Có người phải khốn đốn với đồng nghiệp và cũng có người phải khổ sở vì bị sếp “đì”. Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy cấp trên đang có thành kiến với bạn?
- 21-12-2021Chớ dại mà khoe khoang 3 thứ này nếu không muốn ai cũng tránh xa: Không thay đổi thì chẳng thể có khí chất, cả đời không khá lên nổi
- 20-12-20218 quy tắc phân bổ chi tiêu của người giàu, nhờ đó mà họ tích lũy nên khối tài sản lớn
- 10-12-20213 quy tắc vàng để trụ vững trong cuộc sống không phải ai cũng biết: Chìa khóa của thành công không nằm ở việc bạn có siêng năng hay không, mà là 3 điều này
Nơi làm việc được ví như một xã hội thu nhỏ, trong xã hội đó ai cũng chỉ biết bản thân mình.
Đặc biệt đối với một số người mới làm việc, những vấn đề như “chọn sai team”, làm tổn hại đến lợi ích của công ty, không muốn làm thêm giờ, thậm chí không biết cách nịnh bợ lãnh đạo… cũng có thể trở thành lý do khiến cấp trên không thích bạn.
Cấp trên xấu tính khi muốn “làm khó” bạn sẽ có 4 dấu hiệu sau, bạn nên nhận ra càng sớm càng tốt để đưa ra cách giải quyết, cũng như đối phó kịp thời.
1. Phân quyền: Có tâm muốn kìm hãm nhân viên
Ở nơi làm việc, khi bạn chưa có chỗ đứng vững chắc và không có chỗ dựa, bạn sẽ phải gánh chịu nhiều sự chèn ép đến từ nhiều phía.
Một trường hợp khác là khi bạn có năng lực quá tốt, một vài cấp trên nhỏ mọn sẽ sợ bạn ảnh hưởng đến lợi ích và khiến chỗ đứng của họ bị lung lay, họ nhất định sẽ làm khó và trấn áp bạn.
Những vị sếp này sẽ không trực tiếp ra tay với bạn, mà họ sẽ chọn một đồng nghiệp khác có năng lực ngang bằng và dùng người này để làm bạn mất cân bằng.
Nếu ở nơi làm việc luôn có một đồng nghiệp chen ngang và bác bỏ những ý kiến bạn đưa ra, nhưng cấp trên lại luôn đồng thuận người đồng nghiệp kia thì bạn phải cảnh giác, nghĩ lại xem mình có làm mất lòng cấp trên không.
Bởi không một lãnh đạo nào lại mong cấp dưới xảy ra “xích mích nội bộ” vì “tranh giành” công lao với nhau. Nếu sếp để hai bạn chống đối lẫn nhau thì họ chắc chắn có dụng ý sau lưng.
Sếp sẽ chọn một đồng nghiệp khác có năng lực ngang bằng với bạn và dùng người này để làm bạn mất cân bằng. Ảnh: Toutiao
2. Tạo áp lực: Dùng công việc để “đè bẹp” bạn
Ở nơi làm việc, tạo áp lực là phương pháp phổ biến nhất được hầu hết các cấp trên sử dụng để chèn ép cấp dưới.
Giao cho bạn công việc vượt quá khả năng, để bạn mắc sai lầm;
Sắp xếp công việc nhiều, để bạn không thể hoàn thành trong thời gian quy định, kiếm cớ để khiển trách;
Giao cho bạn một số nhiệm vụ tầm thường và ngoài lề để bạn biết ai mới là người quyết định công việc của bạn, ai mới có thể gây áp lực cho bạn….
Nếu bạn gặp phải một trong những trường hợp trên, có nghĩa là bạn đã bắt đầu bị lãnh đạo “nhắm đến”.
Cho dù là không thể hoàn thành công việc, hay là bị gạt ra ngoài và không được giao việc để làm… những điều đó đều đang ngầm ám chỉ cho người khác rằng năng lực của bạn không cao và ảnh hưởng đến cách nhìn của người khác về bạn.
Dùng áp lực để chèn ép cấp dưới là phương pháp làm khó dễ phổ biến của cấp trên. Ảnh: Toutiao
3. So sánh: Dùng ngôn ngữ đả kích
Khi cấp trên đột nhiên bắt đầu chú ý đến công việc của bạn, luôn nói bạn phải thế này thế kia… nhưng không đưa ra bất kỳ ý kiến xây dựng nào mà chỉ toàn bắt bẻ bạn, thì bạn nên lo lắng vì họ đang dùng sức ép tinh thần và bạo lực bằng ngôn ngữ để chèn ép và khiến bạn chủ động rời đi.
Nhiều người trẻ mới vào làm sẽ thầm biết ơn những lần “làm khó” không đáng có của cấp trên vì họ cho rằng sếp đang quan tâm đến mình, coi trọng mình nên mới chỉnh đốn và nghiêm khắc với mình.
Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Việc cấp trên muốn bài xích hay coi trọng bạn không được đánh giá bằng việc họ có khắc khe với bạn hay không. Nếu họ thực sự muốn trau dồi một người, họ sẽ dành nhiều tinh lực hơn trong chỉ dạy và cải thiện người đó.
4. Bài xích: Để đồng nghiệp “giá lạnh” với bạn
Các lãnh đạo thực sự gian manh và xấu tính sẽ không bài xích bạn một cách lộ liễu, họ thích “mượn dao giết người”, nói những khuyết điểm của bạn cho kẻ khác, và để kẻ đó bài xích bạn ở khắp mọi nơi, còn phần họ, họ chỉ đứng bên ngoài xem kịch hay.
Không có ai hợp tác trong công việc, bị cô lập khi gặp khó khăn khiến bạn không thể gắng gượng được nữa, cuối cùng, bạn chỉ còn sự bất lực và lựa chọn ra đi.
Nhưng phải biết rằng cấp trên sẽ không vô duyên vô cớ có thành kiến với bạn, khi họ có thái độ không thích bạn, trước tiên hãy xem lại bản thân bạn có vấn đề gì không. Nếu vấn đề không nằm ở bạn mà chỉ đơn giản là cấp trên muốn làm khó bạn, hãy mau chóng tìm cho mình một chỗ làm việc mới.
Ở nơi làm việc, “hiệu ứng vị trí nối tiếp” rất rõ ràng, một khi đã hình thành ấn tượng thì rất khó thay đổi. Nếu cấp trên đã có thành kiến với bạn thì dù bạn có làm việc chăm chỉ cũng khó có bước tiến lớn trong sự nghiệp. Nếu rơi vào hoàn cảnh như vậy, hãy chuẩn bị tinh thần để dứt áo ra đi càng sớm càng tốt.