4 điều cấm kỵ khi ăn gừng mà nhiều người mắc phải, nghiêm trọng nhất có thể gây ung thư
Gừng là gia vị quen thuộc khi nấu ăn, có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi sử dụng sai cách thì thuốc chữa bệnh cũng có thể trở thành thuốc độc, gừng cũng vậy.
- 03-09-2021Món cá có khả năng gây ung thư cao bậc nhất được WHO cảnh báo, đáng tiếc nhiều người Việt lại thích ăn
- 02-09-2021Sợ ung thư, nhiều người tái sử dụng dầu mỡ bằng cách này, chuyên gia nhận định "không hề tốt, vẫn có nguy cơ ung thư vì độc tố đã xuất hiện"
- 02-09-2021Bác sĩ nhắc nhở: Nhận thấy 4 điều bất thường này ở tay thì có thể phổi đang “kiệt quệ”, nặng hơn có thể dẫn đến ung thư
Củ gừng có tên khoa học là Zingiber Officinale, có cùng họ với củ nghệ và thường được trồng ở các vùng có khí hậu nóng ẩm như Nam Á, Đông Nam Á, Châu Phi, Châu Úc.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong củ gừng có hoạt chất 6-Gingerol và 6-Shogaol giúp chống oxy hóa, kháng viêm mạnh, có tác dụng trong hỗ trợ làm chậm sự phát triển tế bào ung thư. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng khi bạn sử dụng gừng đúng cách.
Còn nếu dùng sai cách, từ bài thuốc tốt nó sẽ trở thành liều thuốc độc, gây ra nhiều bệnh tật, thậm chí là cả ung thư. Vì vậy, muốn tận dụng được lợi ích của củ gừng và không phải hối hận, tuyệt đối đừng làm 4 điều cấm kỵ sau:
1. Không ăn gừng tươi bị dập nát, thối hỏng
Nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập, hỏng sẽ sinh ra nhiều loại độc tố mạnh gây hại cho sức khỏe con người. Trong đó có chất cực độc shikimol, có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu ngày sẽ hình thành ung thư gan, ung thư thực quản.
Vì vậy, khi củ gừng bị dập nát, tốt nhất là bạn nên vứt bỏ thay vì tiếc rẻ rồi mang bệnh vào thân. Bạn cũng không nên chỉ cắt phần hỏng đi rồi dùng phần còn tươi, vì 1 số nghiên cứu chỉ ra rằng khi bị hỏng, độc tố shikimol có sẵn trong củ gừng chứ không phải chỉ ở phần dập nát nên không thể cắt bỏ hết.
2. Ba thời điểm không được ăn gừng
Những người đang dùng thuốc nên đặc biệt lưu ý khi ăn gừng, tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ. Gừng có thể tương tác tiêu cực với 1 số loại thuốc, đặc biệt là thuốc để hạ huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim. Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin, nếu dùng phải cách xa ít nhất là 4 giờ đồng hồ.
Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như: băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
Gừng tốt nhất chỉ nên dùng vào ban ngày, nhất là buổi sáng, do khí trong dạ dày nhiều nên ăn gừng sẽ khích lệ dương khí, tốt cho tuần hoàn máu và tiêu hóa. Ngược lại, không nên ăn gừng vào buổi tối, tính nóng của củ gừng sẽ gây ra đau bụng, khó ngủ, nóng trong.
3. Năm nhóm người không nên ăn gừng
Không phải gừng tốt cho tất cả mọi người, 5 nhóm người sau đây tốt nhất là không nên ăn nếu không muốn sớm nhập viện:
- Người bị say nắng, sốt cao: tính nóng của gừng sẽ khiến thân nhiệt của người bệnh tăng cao, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí là xuất huyết.
- Người huyết áp cao: chỉ nên uống nước gừng khi bị hạ huyết áp, còn khi huyết áp cao mà ăn gừng sẽ càng khiến bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.
- Người bị đau dạ dày: 1 số thành phần của gừng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, bào mòn và gây ra những vết loét, dẫn đến viêm hoặc ung thư dạ dày.
- Người bị bệnh trĩ, xuất huyết: gừng có tính nóng, có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu nên những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn.
- Phụ nữ có thai: tuy gừng rất tốt để giảm các triệu chứng thai nghén như buồn nôn và nôn, nhưng tuyệt đối không ăn gừng trong 3 tháng cuối của thai kỳ, có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
4. Bốn loại thực phẩm kỵ gừng
Chúng ta thường xuyên sử dụng gừng trong rất nhiều những món ăn từ dân dã đến trang trọng, nhưng cần phải biết rằng không phải lúc nào nó cũng là gia vị tốt.
Có 4 thực phẩm kỵ gừng mà khi chế biến chúng có thể làm mất hương vị, giảm dinh dưỡng, thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tiêu hóa, huyết áp như:
- Thịt chó.
- Rượu vang trắng.
- Thịt ngựa.
- Thịt thỏ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quên gừng có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như: giảm đau, kháng viêm, chữa ho, chữa cảm lạnh, giải độc, kích thích vị giác, giảm đau bụng… Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo không nên gọt vỏ mà chỉ nên rửa sạch gừng khi sử dụng để tận dụng hết lợi ích của nó.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, MSN, Eat This
Pháp luật & Bạn đọc