4 hành vi "tiết kiệm" trong bếp nhiều gia đình mắc phải có thể là nguyên nhân gây ung thư, nên sửa ngay trước khi quá muộn
Có thể gia đình bạn đang lặp đi lặp lại những thói quen vô cùng tai hại này mà không biết rằng nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
- 28-01-20235 loại thực phẩm chính là "bậc thầy" chống ung thư, đáng mừng là chúng đều bán rất rẻ ở chợ Việt
- 26-01-2023Mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn 4 vì loại nước nhiều người yêu thích
- 18-01-2023Mắc ung thư sau khi ra tiệm sửa móng tay
Cứ nhắc đến ung thư là ai nấy đều có phần lo lắng vì đây là căn bệnh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới các cơ quan bên trong cơ thể. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh ung thư đang tăng dần lên theo từng năm. Nguyên nhân có thể xuất phát từ thói quen ăn uống hoặc lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh. Đáng lo hơn, có 4 hành vi tưởng chừng là "tiết kiệm" trong gian bếp của nhiều gia đình nhưng thực tế lại chính là nguyên nhân gây ung thư.
1. Dùng dầu chiên đi chiên lại
Thói quen chiên ngập dầu thường gặp phải ở rất nhiều gia đình. Khi nấu các món chiên giòn sẽ tạo ra độ thơm ngon, nóng hổi hơn. Tuy nhiên, nhiều người lại không muốn vứt bỏ phần dầu thừa sau khi sử dụng. Thay vào đó lại tiếp tục tích lại và sử dụng thêm vài lần sau nữa. Thực tế, việc dùng dầu chiên đi chiên lại như vậy có thể làm sinh nhiệt nhiệt độ cao, tạo ra hàm lượng benzopyrene không hề nhỏ và có thể gây ung thư. Do đó, dầu dùng để chiên rán không nên sử dụng quá 2 lần bạn nhé!
2. Quên bật máy hút mùi khi làm bếp
Máy hút mùi là một sản phẩm có thể giúp khử mùi bay lên trong quá trình nấu nướng. Tuy nhiên, nhiều gia đình vì tiếc tiền lại không lắp loại máy này nên vô tình khói độc sản sinh khi nấu ăn lại tiếp tục bay lơ lửng trong không khí quanh nhà. Theo thời gian có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên, dù tiết kiệm đến mấy thì bạn vẫn nên lắp một chiếc máy hút mùi để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
3. Không thay thớt, đũa bị mốc
Có một sự thật là rất nhiều gia đình vẫn đang dùng cố thớt, đũa đã bị mốc. Thậm chí, họ còn ngâm rửa nước nóng mỗi ngày và cho rằng đây là cách tiệt trùng tốt để tái sử dụng. Thế nhưng, đồ gỗ đã bị mốc trong nhà có thể sản sinh ra độc tố aflatoxin. Đây cũng là chất từng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào chất gây ung thư cấp 1. Do vậy, mỗi gia đình nên chú ý thay thớt, đũa gỗ định kỳ sau 2 - 3 tháng sử dụng để bảo vệ sức khỏe cho gia đình.
4. Tích trữ thức ăn thừa lưu cữu nhiều ngày
Sau một mùa Tết thì chắc chắn trong tủ lạnh các gia đình sẽ tích trữ rất nhiều đồ ăn. Tuy nhiên, đồ ăn để lưu cữu nhiều ngày lại rất dễ bị biến chất và không biết cách bảo quản còn gây hư hỏng, mốc thiu.
Thức ăn nếu để lâu không chỉ dễ sinh sôi vi khuẩn mà còn làm tăng hàm lượng nitrit. Sau khi nitrit đi vào dạ dày sẽ kết hợp với protein tạo thành nitrosamine, đây là một chất gây ung thư mạnh.
Nguồn: Sohu
Thể thao văn hóa