4 kiểu sếp khó ưa nơi công sở và cách đối phó với họ
Cuộc đời của bạn may mắn nếu gặp vị sếp tài giỏi, hiểu biết, luôn lắng nghe và hỗ trợ bạn. Nhưng chẳng may bạn gặp phải kiểu sếp khó ưa, đáng ghét, luôn khiến bạn phải phiền lòng thì bạn làm gì để tồn tại?
- 06-11-20175 dấu hiệu chứng tỏ sếp đang có ý định“tống cổ” bạn khỏi công ty
- 05-11-2017Chuyện cuối tuần: Làm gì khi nhân viên xin nghỉ việc hàng loạt?
- 17-10-2017Muốn sếp tăng lương, bạn nhất định phải biết 10 kỹ năng đơn giản này
Cuộc đời của bạn may mắn nếu gặp vị sếp tài giỏi, hiểu biết, luôn lắng nghe và hỗ trợ bạn. Nhưng chẳng may bạn gặp phải kiểu sếp khó ưa, đáng ghét, luôn khiến bạn phải phiền lòng thì bạn làm gì để tồn tại? Bạn sẽ nghỉ việc - điều đó quá dễ dàng. Nhưng nếu bạn yêu thích công ty, yêu thích công việc và nhóm của bạn, và hơn hết bạn muốn tiếp tục công việc của bạn thì phải làm thế nào?. Sau đây là nhận diện 4 kiểu sếp khó ưa và cách đối phó với họ:
1. Kiểu sếp tự phụ
Kiểu sếp này quan tâm đến việc đánh bóng tên tuổi của mình hơn là quan tâm đến nhân viên. Họ chỉ muốn nghe họ tài giỏi như thế nào lớn, và họ hiếm khi nghe phản hồi về cách thức làm việc của họ vì họ không tin rằng bản thân họ chính là vấn đề. Họ nhận tất cả lời khen tặng và sẽ đổ thừa cho người khác khi công việc không như ý.
Cách tốt nhất để đối phó với kiểu sếp này là hoàn thành tốt công việc của bạn và để cho sếp được công nhận thành tích. Kiểu sếp này sẽ giành thành quả lẽ ra thuộc về bạn, nhưng những người khác cuối cùng sẽ nhận ra sếp của bạn chẳng làm nhiều nhặng gì - và họ sẽ nhận thấy bạn đã đủ khiêm tốn để không nhảy lên giành lấy thành tích thuộc về mình.
Đối với kiểu sếp này, bạn nên liên tục cảm ơn họ về sự giúp đỡ và lời khuyên của họ. Bạn cho họ biết tất cả những cuộc trao đổi giữa bạn và cấp trên cũng như khách hàng của bạn. Nếu sếp của bạn được thăng chức, dám đánh cược rằng sếp sẽ đưa bạn theo cùng - vì vậy bạn cần phải duy trì một mối quan hệ làm việc tích cực.
2. Kiểu sếp thiếu quan tâm
Những ông sếp nói rằng họ quan tâm đến sự phát triển nhân viên nhưng không bao giờ đào tạo và hỗ trợ nhân viên. Họ không đưa ra phản hồi thường xuyên và hiếm khi ở gần bên để giải đáp thắc mắc. Họ không trả lời điện thoại, nếu có trả lời email thì cũng ngắn gọn và không thường xuyên.
Cho dù các ông sếp này đang chơi golf hoặc bận rộn đi hội họp thì họ thường “ngoài vùng phủ sóng” nên không quan tâm nhiều đến công việc. Bạn nên tiếp tục làm việc chăm chỉ và bù đắp lại bằng cách giao tiếp nhiều với đội nhóm của mình để đảm bảo mọi công việc diễn ra trôi chảy.
Thiếu định hướng từ sếp có thể khiến bạn bực bội, nhưng đó là một cơ hội để bạn có thể vượt trội. Bạn có quyền tự chủ để chứng minh bạn có thể thực hiện các quyết định mà không cần xin phép cấp trên. Hãy học hỏi các nhà lãnh đạo khác trong tổ chức và đề nghị họ hỗ trợ khi cần thiết. Kết quả là, bạn có thể chứng minh bản thân có thể lãnh đạo và xây dựng mối quan hệ với những người bên ngoài nhóm của bạn.
3. Kiểu sếp xuề xòa
Những kiểu sếp này muốn nhân viên yêu thích họ. Họ muốn được tham gia các buổi uống nước và được mời đến những giờ giải lao sau giờ làm việc. Đây không hẳn là một thuộc tính xấu, nhưng kiểu sếp này thường không thẳng thắn nhận xét kết quả làm việc của nhân viên, kết quả là bạn sẽ khó biết được thành quả lao động của bạn như thế nào để đánh giá năng lực bản thân. Đối với loại sếp này, bạn có thể thẳng thắn trao đổi về mong muốn muốn nghe phản hồi trực tiếp từ sếp, thậm chí cả những lời chỉ trích mang tính xây dựng để giúp bạn phát triển. Bạn cũng cần thiết lập ranh giới để không quá thân thiết với kiểu sếp này.
Kiểu sếp dễ tính có nhiều khả năng là người bênh vực cho nhân viên, thường cho nhân viên tham dự các phiên họp điều hành và đi cùng với nhân viên đến thăm khách hàng. Đây là cơ hội tuyệt vời để học hỏi và phát triển.
4. Kiểu sếp hấp tấp
Kiểu sếp này luôn cuống cuồng với công việc. Mặc dù họ muốn cập nhật tình trạng công việc nhưng họ chỉ có một phút để lắng nghe. Những nhà quản lý kiểu này sẽ yêu cầu bạn làm điều gì đó và sau đó quên đi việc họ đã từng đề cập. Kết quả là mọi việc cứ hỗn loạn cả lên.
Để đối phó với kiểu sếp này, hàng tuần hãy gửi một bản cập nhật ngắn hoặc một bản tóm tắt về dự án bạn đang làm. Bằng cách đó bạn có thể sử dụng thời gian ít ỏi của mình để trao đổi những vấn đề cụ thể, và hạn chế việc hỏi đi hỏi lại của sếp về tình trạng của các dự án khác.
Có một người sếp mà thích giao tiếp ngắn gọn cũng có thể có lợi bởi vì bạn sẽ có thêm thời gian để hoàn thành mọi việc. Trong một môi trường làm việc cần tương tác ngắn, điều quan trọng là phải trao đổi một cách tự tin và chính xác.
Thật không may, những kiểu sếp khó ưa luôn tồn tại. Nhưng những lời khuyên trên có thể giúp bạn làm việc với họ để tiếp tục phát triển sự nghiệp của mình.
Fortune