4 loại THỰC PHẨM có thể khiến lượng đường trong máu “vượt rào”: Người bệnh tiểu đường nên tránh xa!
Bệnh tiểu đường không phải là một loại bệnh có thể gây tử vong ngay lập tức, nhưng chỉ cần lơ là một chút có thể dẫn đến tình trạng phức tạp hơn. Vì vậy, mỗi người cần quan tâm hơn đến tình trạng đường huyết của mình ngay từ sớm.
- 25-02-2022Nêm nếm quá đà, 6 BỆNH TRỌNG rình rập: Nhẹ thì loãng xương, nhiễm trùng, nặng thì đau dạ dày, huyết áp cao, nguy cơ ung thư, bệnh tiểu đường cũng tăng
- 22-02-2022Nhà nào có loại hoa này thì quý như vàng: Đem ngâm với mật ong vừa làm siro chữa ho siêu đỉnh vừa giúp trẻ hóa mạch máu, phòng tiểu đường, ung thư
- 21-02-2022Loại quả quét sạch mỡ máu, giàu chất xơ, ngay cả bị tiểu đường cũng có thể ăn thường xuyên
Theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF), năm 2019 toàn thế giới có 463 triệu người (trong độ tuổi 20 - 79) mắc bệnh tiểu đường, dự kiến sẽ ở mức 578 triệu người vào năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045, hay nói cách khác 1 người trong 10 người lớn sẽ có bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, gần một nửa số người đang sống với bệnh tiểu đường không được chẩn đoán (46,5%), nghĩa là cứ 2 người mắc bệnh sẽ có 1 người không biết mình bị bệnh. Ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20 - 79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến bệnh tiểu đường trong năm 2019.
Con số tăng chóng mặt về số ca mắc đái tháo đường như vậy cần phải được cảnh giác và đề phòng. Vậy, làm thế nào người khỏe mạnh có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường, và người bị bệnh tiểu đường nên kiểm soát bệnh như thế nào?
Qua tổng kết người ta thấy rằng 4 loại thực phẩm này sẽ dẫn đến lượng đường trong máu ngày càng cao.
1. Thực phẩm giàu carb
Theo kết quả đánh giá những thực phẩm chủ yếu trong cuộc sống hàng ngày được người hiện đại ưa chuộng: bún gạo trắng, cơm, bánh, hủ tiếu... mặc dù cải thiện khẩu vị nhưng giá trị dinh dưỡng như vitamin B, canxi, sắt, kẽm, magie và các chất dinh dưỡng quan trọng khác bị thiếu hụt rất nhiều, phần còn lại chủ yếu là carbohydrate.
Ăn một lượng lớn thức ăn có nhiều chất bột đường không chỉ làm tăng áp lực cho dạ dày, tăng khó đại tiện như táo bón mà còn dễ làm tăng đường huyết, lipid máu, huyết áp sau ăn. Những người bị béo phì và các bệnh mãn tính cần ăn ít hoặc tránh những thực phẩm kể trên.
Về thực phẩm chủ yếu, bạn nên ăn ngũ cốc nguyên hạt vì ngũ cốc nguyên hạt có chỉ số đường huyết thấp và cũng có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể về thực phẩm.
Người tiểu đường nên tránh các thực phẩm nhiều chất bột đường. Ảnh: Aboluowang
2. Thức ăn mềm
Có người cho rằng gạo dẻo và những thức ăn mềm, chẳng hạn như bún, miến, cháo, phở, hủ tiếu... vừa dễ tiêu hóa, hấp thu lại vừa có thể bồi bổ dạ dày. Trên thực tế, các loại thực phẩm này không được khuyến khích cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Thứ nhất, nguyên liệu chung để chế biến các thực phẩm đó vẫn là gạo, khi xay bột sẽ làm giảm chất xơ, vì vậy lại càng khiến đường huyết tăng cao sau ăn. Thứ hai, vì mật độ chất dinh dưỡng thấp, ăn quá nhiều không có lợi cho sự phát triển của cơ thể.
3. Đồ chiên rán
Thực tế, độ ngon của loại thực phẩm này có thể thu hút mọi người ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, quá trình chế biến phải sử dụng nhiều dầu ăn và chiên rán ở nhiệt độ cao đã làm mất chất dinh dưỡng trong chính thực phẩm, tăng xác suất béo phì.
Đồ chiên rán làm tăng đường huyết và tăng xác suất béo phì. Ảnh: Aboluowang
Thực phẩm chiên ngập dầu đã được chứng minh là tạo ra một lượng lớn các hợp chất độc hại, chẳng hạn như các sản phẩm cuối cùng của glycation tiên tiến (AGEs) và aldehit. Các hợp chất này có thể thúc đẩy quá trình viêm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
Khoai tây chiên là món ăn mà bạn phải tránh xa, đặc biệt nếu bị đái tháo đường. Bản thân khoai tây có hàm lượng carbs tương đối cao. Một củ khoai tây trung bình chứa 34,8g carbs và 2,4g chất xơ. Khi được chiên trong dầu, khoai tây có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn nhiều hơn.
Đồ nướng hay hun khói tuy có thể kích thích vị giác nhưng cũng rất ảnh hưởng tới đường huyết, vì vậy không nên ăn nhiều.
4. Đồ uống có đường
Đồ uống có đường là lựa chọn "nguy hiểm" đối với những người mắc bệnh đái tháo đường. Lý do đầu tiên, đồ uống có đường rất giàu carbs, với một lon coca cỡ trung bình tầm 354ml cung cấp 38,5g carb từ đường.
Ngoài ra, những đồ uống này chứa nhiều đường fructose, có liên quan chặt chẽ đến tình trạng kháng insulin và bệnh đái tháo đường. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến bệnh đái tháo đường như gan nhiễm mỡ.
Hơn nữa, lượng đường fructose cao có thể dẫn đến những thay đổi trong quá trình trao đổi chất, thúc đẩy mỡ bụng, dẫn tới mức cholesterol và triglyceride có hại tiềm tàng.
Trong các nghiên cứu riêng biệt ở người lớn bị thừa cân và béo phì: Việc tiêu thụ 25% calo từ đồ uống có nhiều đường fructose sẽ dẫn đến tăng kháng insulin và mỡ bụng, tỷ lệ trao đổi chất thấp hơn và các dấu hiệu sức khỏe tim mạch xấu hơn.
Để giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, hãy uống nước lọc, nước ngọt không đường hoặc trà không đường.
*Theo: Aboluowang
Trí Thức Trẻ
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là "vị thuốc quý" nhưng ít người dùng tới: Giúp hạ đường huyết, dưỡng gan và thận hiệu quả
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là “thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Ăn tươi hay uống nước đều rất tốt
- Hai loại lá phơi khô là "thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết tốt ngang “insulin tự nhiên” nhưng ít người biết đến: Việt Nam rất sẵn
- 1 loại gia vị là "kháng sinh tự nhiên", còn dưỡng gan và hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Rất sẵn ở chợ Việt
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ