MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 luật ngầm mà người EQ cao âm thầm sử dụng, bảo sao quan hệ tốt nơi công sở, làm gì cũng thuận lợi

10-04-2023 - 22:42 PM | Sống

4 luật ngầm mà người EQ cao âm thầm sử dụng, bảo sao quan hệ tốt nơi công sở, làm gì cũng thuận lợi

Ở nơi công sở, đừng lúc nào cũng chỉ vùi đầu làm một cách thụ động. Hãy làm tốt bốn điều này để nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của mình, có như vậy mới dễ dàng thăng tiến.

‏Ở nơi làm việc, nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của mình thì làm việc chăm chỉ là điều tất yếu, nhưng chắc chắn chưa đủ. Đương nhiên lãnh đạo nào cũng yêu thích tuýp nhân viên chăm chỉ cống hiến, nhưng sức cạnh tranh của họ không đủ mạnh mẽ. Ấn tượng của mọi người về cá nhân này cũng không quá nổi bật. ‏

‏Do đó, nếu muốn xây dựng vị thế rõ rệt hơn cho bản thân, bạn cũng cần làm thêm 4 điều nữa. Đây đều là những nền tảng vững chắc, là "luật ngầm" mà người EQ cao thường am hiểu sâu sắc, nhờ đó xây dựng ấn tượng tốt với mọi người.‏

‏1. Hãy học cách tích cực thể hiện mình‏

‏Ở nơi công sở, có người quen thụ động, quen chờ đợi, quen vùi đầu vào công việc mà không biết chủ động thể hiện mình. Điều này có thể là do bản tính họ vốn khiêm tốn và lịch sự. Tuýp người này thường cho rằng, "hữu xạ tự nhiên hương". Miễn là bạn làm việc chăm chỉ, cấp trên hay đồng nghiệp chắc chắn sẽ nhìn thấy và ghi nhận điều đó, dù sao thì "có công cũng được đền đáp". ‏

‏Nhưng có một sự thật phũ phàng nơi công sở là: Không phải cấp trên nào cũng đủ tinh tế, không phải đồng nghiệp nào cũng đủ tâm lý. Hầu hết mọi người đều bận rộn với công việc riêng của mình, do đó không mấy bận tâm tới những vai trò vô danh xung quanh.‏

‏Nhiều khi, dù bạn có chút công lao nhưng không chủ động thể hiện thì cũng sẽ nhanh chóng bị lãng quên, không ai ghi nhớ. Nếu không biết tích cực thể hiện bản thân thì những gì bạn nhận được chưa chắc đã tương xứng với công sức bỏ ra. ‏

‏Điều này có thể trực tiếp ảnh hưởng tới đánh giá hiệu quả công việc, thay đổi mức thu nhập, khó thể hiện thực sự năng lực cạnh tranh của cá nhân. Về lâu dài, điều này cũng sẽ gây trở ngại lớn cho sự nghiệp của bạn.‏

photo-1681117450879

Ở nơi làm việc, nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của mình thì làm việc chăm chỉ là điều tất yếu, nhưng chắc chắn chưa đủ.

‏2. Tự tin thử thách với công việc khó ‏

‏Công việc càng có độ khó cao thì yêu cầu bỏ ra càng nhiều tâm huyết, đương nhiên phần thưởng sau đó càng lớn. Vì vậy, tại nơi làm việc, dám đương đầu với những công việc khó khăn là con đường tắt để nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của một người. Đây cũng là "quân át chủ bài" giá trị nhất, mang giá trị đàm phán để thăng tiến và tăng lương. ‏

‏Tại nơi làm việc thực tế, mặc dù một số người rất có năng lực và tài năng, từng được cấp trên đánh giá cao, nhưng họ vẫn bị tụt lại phía sau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt và thậm chí bị loại bỏ. Bởi họ có một điểm yếu chết người, đó là thiếu dũng khí để thử thách với những công việc khó khăn. Ngay cả khi cấp trên muốn trao cho họ cơ hội như vậy, họ cũng không thể nắm bắt được vì sự rụt rè. ‏

‏Hãy nhớ rằng, không dám thử thách với những công việc khó khăn chẳng khác nào tự giam cầm tiềm năng của chính mình, điều này sẽ chỉ khiến bạn ngày càng trở nên tầm thường.‏

photo-1681117455886

‏3. Chú ý đến tinh thần đồng đội‏

‏Ở nơi làm việc, "đơn thương độc mã" rất dễ dẫn tới "thương vong" không cần thiết. Những người có tinh thần cạnh tranh thực sự không chỉ mạnh trong "đơn chiến", mà quan trọng hơn là anh ta còn có bản lĩnh nâng cao tinh thần đồng đội, biết cách hòa nhập vào tập thể và chiến đấu cùng tập thể. ‏

‏Ngược lại, những người đi một mình thì dù có năng lực đến đâu cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, thậm chí rơi vào cảnh bị chèn ép ở nơi làm việc.‏

‏Vì vậy, ngoài việc chăm chỉ làm việc, bạn phải đặc biệt chú ý đến tinh thần đồng đội trong công việc, biết mượn sức mạnh của tập thể, biết đóng góp sức mình cho tập thể.‏

photo-1681117459321

‏4. Tận dụng thời gian để không ngừng học hỏi ‏

‏Người ta có câu: "Học tập như chèo thuyền ngược dòng, không tiến ắt sẽ lùi."‏

‏Trong cuộc sống hiện đại, những người có tính cạnh tranh cao thường là những "bậc thầy" của việc học tập không ngừng. Ngay cả khi họ bận rộn trong công việc, cho dù cuộc sống có căng thẳng đến đâu, họ vẫn luôn dành ra một khoảng thời gian trong lịch trình của mình cho học tập. ‏

‏Quả thực, công việc rất mệt mỏi, sau một ngày bận rộn ai cũng muốn được nghỉ ngơi, dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, cho bản thân. Đây là điều vô cùng dễ hiểu. Nhưng những điều này không nên trở thành lý do để chúng ta trì hoãn việc dành thời gian học tập.‏

‏Thời gian như nước trong bọt biển, chỉ cần bạn muốn, luôn luôn có thể vắt thêm. Do đó, chỉ cần bạn chịu khó học tập thì thời gian chỉ là vấn đề có thể sắp xếp được.‏

‏*Theo Aboluowang‏


Phương Thùy

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên