4 lý do khiến đồng USD được dự báo tiếp tục trượt giá
Nguy cơ xoay trục khỏi đồng bạc xanh là điều mà các nhà đầu tư đang nghiêm túc cân nhắc.
- 25-04-2023'Bão vẫn chưa tan': Một ngân hàng Mỹ vừa bị khách hàng rút 100 tỷ USD tiền gửi, cổ phiếu lao dốc 90%
- 25-04-20237 tín hiệu, bao gồm một chỉ báo cực hiếm, đang dự đoán đợt phục hồi bất ngờ trên thị trường chứng khoán Mỹ
- 25-04-2023Kỳ lạ ‘đống cát’ có giá 34 triệu USD, tra gốc gác mới vỡ lẽ ‘thế là chuyện thường tình’
Các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nhận thấy đồng USD đang trượt từ mức cao nhất trong vòng hai thập kỷ đạt được vào năm ngoái, vì thị trường đã định giá thấp chu kỳ nới lỏng sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Theo khảo sát hàng tuần mới nhất của tờ Bloomberg - MLIV Pulse – khoảng 87% trong số 331 người trả lời phỏng vấn dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất xuống 3% hoặc thấp hơn. Đây sẽ là chu kỳ nới lỏng mà 40% số người tin rằng sẽ bắt đầu ngay trong năm nay. Điều đó trái ngược hẳn với chiến lược định giá thị trường dự báo lãi suất chính sách khoảng 3,05% trong 2 năm.
Tương tự như vậy, các nhà đầu tư sành sỏi có quan điểm tiêu cực về đồng USD. Nhiều người cho rằng đồng USD đang giảm, vì đường lợi suất được định giá quá cao.
Lý do thứ hai gây bất lợi cho đồng USD mà nhiều người đồng tình là căng thẳng ngành ngân hàng sẽ chủ yếu giới hạn trong nước Mỹ. Điều này ám chỉ rằng Fed cần phải ôn hoà hơn so với các ngân hàng trung ương trên toàn cầu.
Thoạt nghĩ có vẻ kỳ lạ nhưng đã từng có một tiền lệ trong quá khứ. Fed đã từng cắt giảm mạnh lãi suất nhưng các ngân hàng trung ương khác không hành động theo. Trong thời kỳ bùng nổ công nghệ vào đầu thập niên 2000 và trong năm Lehman Brothers sụp đổ, chính sách tiền tệ của Mỹ đã khác hoàn toàn so với các quốc gia trên thế giới.
Thời Lehman Brothers sụp đổ, Fed đã cẳt giảm 325 điểm cơ bản trong khoảng thời gian từ tháng 8/2007 đến tháng 4/2008. Trong khi đó, ngân hàng trung ương châu Âu tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 7/2008. Đồng USD cực yếu trong giai đoạn này.
Nhưng sự bi quan về đồng USD không bắt nguồn hết từ nước Mỹ. Một nhóm lớn các nhà đầu tư tin rằng đồng yên hoặc đồng nhân dân tệ tăng giá sẽ là nguyên nhân chính khiến đồng USD giảm giá.
Tại sao?
Thứ nhất, Thống đốc mới của Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) Kazuo Ueda từng cố gắng hết sức để giữ một chính sách siêu lỏng lẻo, khiến đồng yên yếu đi. Do đó, ông Ueda có một cơ hội thuận tiện để vừa chấm dứt việc kiểm soát đường cong lợi suất mà vẫn hạn chế tối đa áp lực lên thị trường lãi suất trong nước.
Nếu ông Ueda lựa chọn làm vậy, điều này có thể khiến đồng yên tăng mạnh. Nhiều bằng chứng cho thấy ngay cả những thay đổi chính sách nhỏ của BOJ cũng có thể tác động mạnh đến đồng USD.
Chưa hết, Chỉ số kinh tế của Citigroup (Citi Global Economic Surprise Index) đã tăng gần lên mức cao nhất kể từ năm 2006 trở lại đây. Nhưng đồng nhân dân tệ chỉ tăng khoảng 1% so với rổ trọng số thương mại tính đến năm 2023. Đồng nhân dân tệ sẽ tăng, nhưng nó có thể sẽ không phản ứng trước những tin tức tốt. Dường như các nhà đầu tư cần thời gian để làm quen với việc thương mại Trung Quốc quay trở lại.
Nguy cơ xoay trục khỏi đồng bạc xanh là điều mà các nhà đầu tư đang nghiêm túc cân nhắc. Phần lớn người được hỏi cho rằng đồng USD chiếm chưa đến một nửa dự trữ toàn cầu trong vòng 1 thập kỷ.
Mặt khác, vẫn có những người đầu tư vào đồng USD, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân. Phần lớn những người yêu thích đồng bạc xanh tin rằng lộ trình lãi suất của Fed đang bị định giá thấp.
Điều đáng chú ý là hầu như không ai đề cập đến nguy cơ Mỹ vỡ nợ. Tuy nhiên, ít ai có thể phủ nhận rằng môi trường chính trị Mỹ ngày nay cực kỳ khắc nghiệt và rủi ro vẫn cao như nhiều năm qua.
Đợt chạm trần nợ năm 2011 là một ví dụ rõ nét nhất để đánh giá phản ứng của thị trường trước một rủi ro nghiêm trọng. Vào thời điểm đó, lợi suất giảm đáng kể, nhưng đồng USD lại tăng.
Theo Bloomberg
Nhịp Sống Thị Trường