4 mẹ con ăn thử dưa xong, cố tình nói "không ngọt" rồi bỏ đi, người bán hàng phản ứng lại đúng 1 câu nhưng vô cùng đáng ngẫm
Câu nói của người bán dưa hấu cũng như những việc làm của bà thực sự đáng nể.
- 21-04-2020Mãi than vãn cuộc sống nhàm chán nhưng liệu bạn đã biết cách thêm “gia vị” cho nó chưa? Làm ngay 10 việc đơn giản này để mỗi ngày đều tràn đầy niềm vui và thật ý nghĩa
- 21-04-20207 công việc tại gia nếu bạn cứ làm đều đặn trong khoảng thời gian giãn cách xã hội thì sẽ giúp duy trì sức khỏe thể chất lành mạnh không khác gì tập gym
- 21-04-2020Tiền kiếm được dù ít hay nhiều, khôn ngoan nhất vẫn là mang đi tiết kiệm: Cuộc sống là muôn vạn chữ ngờ, chờ lúc khó khăn mới nhận ra thì hối chẳng kịp!
Trong chợ hoa quả, đặt trước sạp bán dưa hấu là một tấm bảng có đề dòng chữ: Thử trước mua sau, không ngọt không lấy tiền.
Một phụ nữ ghé vào hỏi người bán dưa: "Ăn thử mà không ngọt thì làm thế nào?"
Người bán dưa trả lời: "Không ngọt thì không cần mua, ăn thử rồi coi như miễn phí."
Người này vừa nói xong, người phụ nữ giơ tay ra vẫy 3 đứa trẻ, từ lớn đến bé xếp thành một hàng, mỗi đứa cầm một miếng dưa bắt đầu "ăn nếm".
Sau khi ăn xong, người phụ nữ lấy mu bàn tay lau miệng, vứt lại một câu "không ngọt" rồi dắt 3 đứa trẻ đi.
Những người bên cạnh nhìn thấy mà tức thay, thế nhưng người bán dưa thì không hề giận dữ, chỉ lắc đầu nói: "Làm người, vẫn nên để cho cái tâm không nghèo thì tốt hơn."
"Làm người không nên để cái tâm nghèo", đó là câu mà người phụ nữ bán dưa họ Lý vẫn thường nói.
Sau khi chồng bà qua đời, một mình bà nuôi hai con khôn lớn, cuộc sống vô cùng vất vả. Dù vậy, bà không giống như những người phụ nữ khác trong thôn.
Dạo đó, thường có những người bán hàng rong len lỏi vào các ngõ nhỏ để bán hàng và thường có người mượn cái cớ "thử trước mua sau" để "nếm" hoa quả, không những bản thân thử mà cả đàn con cùng thử.
Bà Lý không bao giờ làm thế và cũng không cho phép con mình làm thế. Hai đứa trẻ cảm thấy rất ấm ức, vừa không mất tiền lại vừa được ăn, chẳng tốt biết bao. Thế nhưng bà Lý nghiêm khắc nhắc nhỏ con, nếu không mua không được thử, không tranh thủ kiếm chác chút lợi ích vặt vãnh như thế.
Hai con trai học trong thành phố, có người âm thầm "chỉ điểm" bà Lý, đề xuất với chính quyền thôn chứng nhận cho gia đình bà là hộ nghèo, như thế các con bà sẽ được hỗ trợ hàng tháng. Hai con bà thành tích học tập tốt, nhất định sẽ được chấp nhận.
Thế nhưng bà Lý lắc đầu, nói điều kiện nhà mình không phù hợp, nói để giành suất cho người cần hơn.
Về sau, vì hoàn cảnh khó khăn, con trai bà không thể tiếp tục đi học, rất nhiều người cảm thấy tiếc thay nhưng bà vẫn không oán trách, tôn trọng quyết định của con và gửi cậu đến một quán cơm học việc, mưu sinh.
Không ngờ, vài năm sau đó, con trai bà đã mở được một nhà hàng, công việc kinh doanh cũng thuận buồm xuôi gió.
Con trai bà làm việc trong quán cơm, khi nhận được khoản tiền công đầu tiên, không giống như những người làm công học việc khác là mua một bộ đồ mới hay ăn một bữa hoành tráng mà ngoài mua cho mẹ một bộ đồ, cậu cho một người bạn dự định khởi nghiệp vay toàn bộ số tiền còn lại.
Ảnh minh họa.
Người bạn kia vay tiền của nhiều người, chẳng ai đồng ý cho vay bởi mọi người kiếm tiền cũng không dễ dàng.
Tuy nhiên, mọi người còn có một lý do không tiện nói ra, đó là cho người khác vay tiền chính là cung cấp cơ hội cho họ phát đạt. Nhìn thấy người khác phát đạt, trong lòng họ chẳng lấy gì làm vui.
Nhưng con trai bà Lý thì nghĩ khác. Cậu ta nói: "Nếu có thể, tất nhiên tôi sẽ sẵn sàng giúp bạn mình. Người quanh mình đều thành công, như thế cơ hội thành công đến với mình cũng nhiều hơn một chút."
Về sau, con trai bà Lý từ lúc dự định nghỉ việc để mở nhà hàng đến lúc mọi việc xong xuôi, nhờ có bạn bè giúp đỡ mà mọi chuyện thuận lợi hơn rất nhiều. Khách hàng của cậu ta, phần lớn là nghe lời giới thiệu từ bạn bè họ mà ghé đến.
Sự thành công của con trai bà Lý chính là kết quả của việc bà dạy dỗ con cẩn thận, có nguyên tắc, có đạo lý, đó là làm người không được hẹp hòi, không được để cái tâm nghèo. Vui vẻ giúp đỡ người khác cũng là tạo cơ hội cho chính mình.
ICTVietnam