4 món ăn bổ thận cường dương nổi tiếng từ cổ chí kim: Nguyên liệu dễ kiếm, chữa nhiều bệnh
Chỉ cần điều chỉnh ăn uống dựa trên việc lựa chọn thực phẩm và cách chế biến theo các bài thuốc Đông y cổ đại, bạn có thể nhận được nhiều lợi ích chữa bệnh, bổ thận, cường dương...
- 07-06-2020Dấu hiệu sớm, điển hình nhất báo hiệu dạ dày bị tổn thương, có bệnh: Đừng để biến chứng nguy hiểm
- 06-06-20201/6 bệnh nhân ung thư có liên quan đến viêm: Nếu gặp tình trạng viêm ở 3 bộ phận này, tuyệt đối đừng chủ quan
- 06-06-2020Giáo sư người Hoa tại đại học Harvard nghiên cứu 110.000 người: 5 thói quen sinh hoạt giúp bạn kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm không bệnh tật
Trong các tài liệu Đông y thảo dược từ thời cổ đại, nhiều chuyên gia y học nổi tiếng của Trung Quốc đã tóm tắt nhiều công thức hiệu quả cho việc chăm sóc, bồi bổ sức khỏe của thận và thuốc kích thích tình dục dựa trên kinh nghiệm điều trị bệnh trong suốt chiều dài lịch sử nghiên cứu
Sau đây là những món ăn bài thuốc được xem là dược thư đặc biệt dành cho việc chăm sóc sức khỏe của thận, tăng cường ham muốn, tốt cho chức năng sinh lý. Chúng ta cùng tìm hiểu để ứng dụng khi cần thiết.
Bài thuốc thứ nhất: Vịt hầm đông trùng hạ thảo
15 gram Đông trùng Hạ thảo, 1 con vịt trống già (sẽ tốt hơn là dùng vịt còn non mới trưởng thành).
Cho đông trùng hạ thảo đã làm sạch sẽ vào trong bụng của vịt, cho vịt vào nồi và thêm ngập nước để nấu chín mềm. Thêm gia vị là có thể ăn.
Món vịt hầm Đông trùng hạ thảo này có tác dụng lớn nhất trong việc chữa bệnh thận hư, thiếu dương, di tinh, đau mỏi vùng lưng, ho lâu ngày, hen suyễn và suy nhược cơ thể sau khi bị bệnh. (Món ăn này được ghi lại trong cuốn Bản thảo Cương mục thời nhà Thanh, TQ).
Bài thuốc thứ 2: Cật lợn nấu với đỗ trọng
15 gram đỗ trọng dạng bột, 1 chiếc cật (thận) lợn,
Làm sạch cật lợn, thái miếng, thêm bột đỗ trọng vào trộn đều, sau đó có thể bọc vào lá sen cho cẩn thận rồi cho vào nồi hấp hoặc đun nhỏ lửa cho đến khi chín mềm là có thể ăn.
Món ăn này có tác dụng chính trong việc bổ thận , giảm chứng thận hư, đau lưng do thận, yếu dương, bất lực, di tinh về đêm, tăng huyết áp và làm an thai ở phụ nữ bị động thai. (Bài thuốc này được ghi trong sách Bản thảo Quyền độ thời Nhà Minh, TQ).
Bài thuốc thứ 3: Cháo dê lá kỷ tử
20 gram lá cây kỷ tử, 60 gram thịt dê, 1 quả thận dê, 100 gram gạo, 2 cây hành to.
Cật dê sơ chế sạch sẽ, cắt lát nhỏ.
Nấu lá kỷ tử cùng với nước như là một nồi canh, vớt lá ra, chỉ lấy phần nước, sau đó cho thận dê, thịt dê, gạp, hành vào nấu thành cháo. Thêm muối/gia vị là có thể ăn.
Nên ăn món này ngày 2 bữa, sáng và tối.
Món ăn đặc biệt này dành cho những người thận hư, bất lực, đau lưng và đầu gối, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, mờ mắt, thính lực giảm, nghe không rõ, đi tiểu đêm nhiều và các triệu chứng khác. (Bài thuốc này được ghi trong cuốn sách Ẩm Thiện Chính Yếu thời Minh, TQ).
Bài thuốc số 4: Cháo lá hẹ
60 gram lá hẹ tươi, 60 gram gạo. Rửa sạch hẹ tươi và thái thành từng đoạn vừa ăn. Nấu gạp lên thành cháo, thêm lá hẹ và muối vào là có thể ăn.
Nên ăn vào buổi sáng sớm khi dạ dày còn rỗng.
Món ăn này có tác dụng bổ gan, dưỡng thận, làm dịu cảm giác đau lưng và đầu gối, tráng dương, cố tinh, làm êm dạ dày và rất nhiều công dụng khác.
Bài thuốc này được ghi trong cuốn sách Bản thảo Cương mục thời nhà Minh, TQ.
Hy vọng những món ăn từ các nguyên liệu phổ biến này có thể giúp bạn sớm cải thiện sức khỏe.
*Theo Health/39
Trí thức trẻ