4 món mà nhân viên nhà hàng tuyệt đối không gọi khi ăn lẩu ở ngoài, không chỉ nhiều chất phụ gia, nguồn gốc không rõ ràng khiến nguy cơ bệnh tật tăng cao
4 món không gọi khi ăn lẩu vì tiềm ẩn đầy nguy cơ tai hạn đối với sức khỏe, thậm chí nhân viên nhà hàng còn tiết lộ họ sẽ chẳng bao giờ muốn ăn.
- 16-11-2021Khắc khoải mong chờ du khách trở lại, thiên đường du lịch Thái Lan vắng lặng như 'nghĩa địa', thu nhập gần bằng 0 trong khi gánh nặng thuê nhà đè ép
- 16-11-20213 không làm, 5 không giúp: Đừng dại làm thay người khác 8 điều này, tiền mất tật mang mà tương lai ắt hối hận
- 15-11-2021Dùng 1 phút để khiến tôi xấu hổ, bạn có thể làm gì? - Thanh niên nhanh trí chỉ cần 1 giây, sếp nào cũng gật gù khen hay
Mùa thu đông là giai đoạn các nồi lẩu “lên ngôi”. Các quán lẩu cũng đón vô số thực khách ra vào nườm nượp với đủ loại lẩu hấp dẫn. Dù ăn lẩu gì thì những nguyên liệu đi kèm đều đóng vai trò vô cùng quan trọng để làm nên bữa ăn chuẩn vị.
Tuy nhiên, có 4 món nhúng lẩu sau đây được chính các nhân viên nhà hàng khuyến cáo không nên sử dụng quá nhiều. Mặc dù ngon miệng nhưng chúng chưa chắc đã tốt cho sức khỏe.
4 món không gọi khi ăn lẩu vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Thứ nhất, các món cá viên, tôm viên, bò viên hoặc mực viên
Các món viên chiên là nguyên liệu nhúng lẩu không thể thiếu trong mọi bữa lẩu quen thuộc. Nguyên liệu để làm các món này thường là những vụn thịt thừa.
Tuy nhiên, nhiều đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận sẽ trộn thêm không ít thịt cũ, thậm chí bắt đầu ôi thiu, sau đó sử dụng các chất phụ gia để khử mùi, tăng hương vị. Như vậy, sau khi chế biến, món viên vẫn ngon miệng và hấp dẫn mà không ai phát hiện ra nguyên liệu bên trong có đảm bảo hay không.
Các món viên chiên là nguyên liệu nhúng lẩu không thể thiếu trong mọi bữa lẩu quen thuộc. Ảnh: Sohu
Do đó, khi sử dụng các món thịt viên chế biến sẵn, dù là cá viên, tôm viên, bò viên… thì tìm hiểu nguồn hàng từ các thương hiệu uy tín, được đảm bảo về chất lượng. Nếu không, nên hạn chế hết mức có thể vì ăn vào chưa chắc đã có chất dinh dưỡng, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe.
Thứ hai, tiết vịt
Một trong những món lẩu được ưa chuộng chính là lẩu vịt hoặc vịt om sấu. Món ăn kèm quen thuộc được mọi người thường xuyên sử dụng để tăng thêm hương vị chính là tiết vịt.
Khi ăn tiết vịt, một điều mà thực khách cần hết sức lưu ý đó chính là liệu có đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm hay không. Rất nhiều tiết vịt có nguồn gốc trôi nổi trên thị trường, không ai kiểm định chất lượng. Gian thương có thể pha thêm tiết của các loại động vật khác, thậm chí là nước và tạp chất để thay thế.
Do đó, bạn cũng không nên gọi tiết vịt khi ăn lẩu vì không rõ nguồn gốc.
Thứ ba, thanh cua
Thanh cua hiện là một trong những món nhúng lẩu được ưa chuộng hàng đầu vì có thể ăn kèm trong hầu hết các món lẩu. Tuy vậy, có một điều mà mọi người ít biết, đó là thanh cua hầu như không được làm từ cua.
Thanh cua chủ yếu được làm từ surimi - thịt cá trắng nghiền mịn và tinh bột, sau đó nó được tạo hình để giống với thịt của chân cua tuyết hoặc cua nhện.
Để khiến món ăn này thêm phần bắt mắt, có hương vị độc đáo, không ít người đã trộn thêm chất phụ gia để bán ra thị trường. Đó chính là lý do mà mọi người nên hạn chế sử dụng món này thường xuyên khi đi ăn lẩu ngoài hàng.
Thứ tư, mực không rõ nguồn gốc
Không chỉ các quán lẩu mà đa số cửa hàng bán đồ nướng đều có rất nhiều món mực phục vụ cho thực khách. Tuy nhiên, mực là thực phẩm thường xuyên được bảo quản đông lạnh nên rất khó xác định thời gian lưu trữ của chúng.
Nếu đó là mực được tích trữ từ nhiều tháng trước, thậm chí là cả năm trời, thì rất khó đảm bảo đây là món ăn tươi ngon, bổ dưỡng hay đảm bảo sức khỏe. Vì lẽ đó, nên lựa chọn những địa chỉ nhà hàng phục vụ mực tươi sống, chế biến tại chỗ. Nếu không, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi gọi món này.
Lưu ý khi ăn lẩu để vừa vui miệng, vừa bổ thân
Ăn chín, uống sôi
Trong nhiều loại thực phẩm có tiềm ẩn những loại vi khuẩn, virus hay giun sán nên thói quen ăn tái, chỉ nhúng sơ vài giây trong nước lẩu là vô cùng nguy hiểm. Để phòng ngừa các bệnh đường ruột, nên đảm bảo ăn chín, uống sôi.
Sau khi thả đồ sống, hãy đợi nước lẩu sôi trở lại rồi tiếp tục ăn để đảm bảo.
Không ăn lẩu quá nóng và quá cay
Để tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa, nên hạn chế ăn quá nóng hay quá cay. Đặc biệt, niêm mạc miệng cũng chịu tổn thương khi nhiệt độ các món ăn quá cao. Khi ăn lẩu nóng, mọi người cũng sử dụng kèm đồ uống lạnh, điều này càng dễ khiến các cơ quan trong hệ tiêu hóa nhạy cảm với nhiệt độ dẫn đến bị phồng rộp, tổn thương.
Việc ăn quá cay cũng khiến bạn có thể mắc chứng viêm loét dạ dày. Ảnh: Sohu
Không nên ăn quá 2 lần/tuần
Ăn lẩu quá thường xuyên, trong thời gian ngắn có thể gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của bạn. Dù món lẩu hấp dẫn đến mức nào thì cũng không nên ăn quá 2 lần/tuần.
Không ăn quá lâu, quá no
Khi đun nấu quá lâu, món lẩu cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh vì thực phẩm được đun sôi quá lâu khiến các chất dinh dưỡng bổ ích bị hòa tan, còn các chất béo biến thành dạng chất béo bão hòa, sản sinh lượng nitric lớn. Đây cũng là yếu tố đe dọa tới tim mạch và huyết áp, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Chưa kể, việc ăn bữa lẩu kéo dài cũng có tác động tiêu cực đến dạ dày và hệ tiêu hóa do phải làm việc suốt thời gian dài. Do đó, chỉ nên ăn lẩu trong vòng 2 giờ đồng hồ để đảm bảo bữa ăn vừa ngon miệng, vừa bổ thân.
*Tổng hợp