4 sai lầm trong tiêu tiền mà tới 90% các cặp vợ chồng trẻ đều mắc phải khiến tiền kiếm bao nhiêu vẫn "rỗng ví" và 3 cách khắc phục
Loay hoay không biết cách quản lý tài chính kinh tế như nào cho đúng chính là vấn đề khiến các cặp vợ chồng trẻ đau đầu. Mẫu thuẫn gia đình nhiều khi cũng bắt nguồn từ đây.
- 19-04-2020Lèo lái công ty vượt qua 2 cuộc suy thoái, tôi đã học được cách đưa ra quyết định khó nhất đời mình: Tàn nhẫn đến đâu cũng phải có tình người
- 19-04-2020Đại dịch Covid-19 là lời mời gọi về quá khứ để tìm kiếm thứ ta đã đánh mất bấy lâu nay: Giá trị thực sự của cuộc đời là bình yên trong tâm hồn
- 17-04-2020Đối mặt với khủng hoảng đầu tiên trong đời ở tuổi 29, tôi vẫn bình tĩnh nhờ 7 tư duy sáng suốt khi còn trẻ: Tiền không phải lúc nào cũng dễ dàng kiếm được
Trẻ tuổi đi liền với ít kinh nghiệm trong việc chi tiêu, quản lý gia đình. Nếu để tình trạng này kéo dài thì việc tiết kiệm tiền của vợ chồng sẽ là cả một vấn đề không hề đơn giản. Dưới đây chính là những sai lầm mà các cặp vợ chồng trẻ thường mắc phải nhất.
1. Tiêu tiền theo cảm hứng
Vừa bước chân vào cuộc sống hôn nhân, người trẻ thường không biết cách quản lý chi tiêu, hiện tượng được nhiều người gọi là "mơ hồ tài chính". Mỗi khi thấy đồ đẹp, ưng mắt là họ sẽ rút ví mua không đắn đo quan tâm xem vật dụng đó có thật sự thiết thực với cuộc sống mình đang cần?
Điều này phái đẹp thường mắc phải nhiều hơn. Mỗi khi bước vào cửa hàng thời trang, váy áo, làm đẹp là chị em sẽ bị cảm xúc chi phối ví tiền, dẫn đến tình trạng vung tay quá trán. Thậm chí có lúc họ còn tiêu âm cả vào thu nhập của gia đình.
2. Không lập bảng chi tiêu rõ ràng cho từng tháng
Nếu những bà mẹ bỉm sữa giàu kinh nghiệm trong chi tiêu quản lý gia đình luôn luôn có kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng tuần, từng tháng, chia khoản mục rõ ràng thì ngược lại các cặp vợ chồng trẻ lại không làm điều này.
Đến giờ là họ xách ví đi chợ, thích gì sẽ mua đó không hạn định mức tiền. Đấy chính là sai lầm rất nhiều người mắc phải. Điều này dẫn dễ đến tình trạng "nay no mai đói", chưa hết tháng đã hết tiền.
3. Chi quá nhiều vào sở thích du lịch, di chuyển trước khi sinh con
Tâm lý chung của các cặp vợ chồng trẻ là tận dụng tuổi thanh xuân để đi chu du khắp nơi. Họ sợ rằng sau này sinh con rồi sẽ bị "cột chân" không đi du lịch thỏa thích được.
Ảnh minh họa.
Vậy nên, thay bằng lên kế sách tiết kiệm, vợ chồng lại lên kế hoạch cho những chuyến đi. Thậm chí họ không tiếc chi cả tháng lương của mình để đến được địa điểm họ mơ ước. Đôi khi cũng chỉ là đáp ứng sở thích check-in, tích ảnh up facebook mà thôi.
4. Lạm dụng ăn hàng quán
Ảnh minh họa.
Vì chưa vướng vào con cái nên cũng giống như chuyện mua sắm, đối với ăn uống vợ chồng trẻ cũng hành xử theo sở thích. Được tăng lương, giải quyết xong việc quan trọng hay đơn giản chỉ là thời tiết hôm đó đẹp cũng có thể là lý do để vợ chồng trẻ quyết định tắt bếp kéo nhau đi ăn nhà hàng. Chuyện này tưởng như không quá ảnh hưởng tới kinh tế nhưng thực chất nó đã tiêu tốn một khoản không hề nhỏ của tài chính gia đình. Song phải mất một thời gian dài sau, nhìn lại các bạn trẻ mới nhận ra điều đó.
Bí quyết quản lý tài chính gia đình là đây
Khi đã xác định rõ nguyên nhân làm cho ví tiền của vợ chồng mình luôn trống rỗng. Vì sao người khác tiết kiệm dễ còn mình lại khó như vậy thì vợ chồng trẻ nên ngồi lại với nhau để thống nhất cách quản lý chi tiêu của gia đình. Dưới đây là 1 số gợi ý để các bạn cùng tham khảo:
1. Lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng cho từng tháng
Ảnh minh họa.
Việc này sẽ giúp vợ chồng bạn quản lý rất tốt ví tiền của mình bởi khi các khoản tiêu trong tháng đều được phân chia cụ thể, rõ ràng. Vợ chồng bạn cứ thế làm theo, không sợ chi tiêu phát sinh. Hàng ngày tiêu những gì, tiêu bao nhiêu mang đối chiếu so sánh bạn sẽ thấy việc quản lý túi tiền không phải quá khó.
2. Không để quá nhiều tiền mặt trong túi
Ảnh minh họa.
Cách làm này được coi là biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế việc chi tiêu theo cảm hứng của bạn. Nếu trong túi có nhiều tiền, đương nhiên khi cảm xúc mua sắm dâng trào mà bạn không kiềm chế được lập tức sẽ vung tay quá trán. Nên cách tốt nhất chính là hạn chế tiền mặt trong túi.
3. Ghi lại các khoản chi tiêu
Ảnh minh họa.
Công việc tưởng "thừa" này lại một cách quản lý tài chính thông minh. Bởi qua đó, bạn có thể biết được khoản chi nào là cần thiết và không cần thiết để đưa ra các biện pháp chi tiêu tốt nhất. Vậy nên nếu chưa có thì ngay ngày mai bạn nên sắm cho mình 1 cuốn sổ ghi chép. Chỉ sau 1 thời gian ngắn sử dụng cách này, tin chắc rằng bạn sẽ thấy hối tiếc vì mình đã không làm điều này sớm hơn.
Báo Dân sinh