4 sự kiện còn kỳ lạ hơn cả luật fair-play giúp Nhật Bản vượt qua vòng bảng World Cup 2018
World Cup từng chứng kiến những cách phân định đội đi tiếp rất kỳ quặc trước khi các điều luật hiện đại được áp dụng.
- 29-06-2018Những cú swing độc đáo của tay golf "Người câu cá" Choi Ho-sung tại Korea Open
- 29-06-2018World Cup ở Sài Gòn dễ thương như cách chú Ba đem ti vi ra vỉa hè cho người lao động cùng xem
Bốc thăm
Không nhiều người nhớ rằng FIFA từng sử dụng đến bốc thăm để phân định tại World Cup 1990. Bảng đấu nổi tiếng với biệt danh "bảng đấu ngủ gật" khi mà 5/6 trận kết thúc bằng tỉ số hòa có Hà Lan và Ireland bằng nhau về mọi chỉ số.
Cả hai đội được đi tiếp. Và FIFA phải dùng đến phương án bốc thăm để phân định vị trí, từ đó xác định đối thủ của họ tại vòng sau. Cuối cùng Hà Lan gặp Tây Đức, Ireland gặp Romania.
Ông Sepp Blatter bốc thăm phân định vị trí của Hà Lan và Ireland
Tổ chức đá play-off
Ngày nay, với việc truyền hình trực tiếp tất cả các trận đấu theo kế hoạch vạch sẵn, những trận play-off phát sinh sẽ khiến đảo lộn nhiều thứ. May mắn cho các đài truyền hình khi các trận đấu đó chỉ diễn ra vào thời xa xưa.
World Cup 1954 chứng kiến cách xếp lịch đá kỳ quái nhất lịch sử. Bảng đấu có 4 đội những mỗi đội lại chỉ đá có 2 trận.
Sau 2 lượt trận tại bảng 2, Tây Đức và Thổ Nhĩ Kỳ bằng điểm nhau. Nếu tính hiệu số bàn thắng bại theo điều lệ hiện đại, Tây Đức là đội ra về.
Nhưng thời đó, người ta tổ chức trận play-off giữa Tây Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối cùng người Đức giành chiến thắng với tỉ số 7-2 và đi tiếp.
Họ sau đó trở thành nhà vô địch và cho tới nay vẫn là đội vô địch duy nhất thi đấu 2 trận mỗi đội với 2 đội khác nhau trong cùng 1 VCK.
Cậu bé bịt mắt
Phương thức phân định này chưa từng xuất hiện ở VCK nhưng từng được áp dụng tại vòng loại khu vực châu Âu. Bảng 6 khi đó chỉ gồm 2 đội Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ khi Hà Lan bỏ cuộc. 2 đội thắng 1 và thua 1 sau 2 lượt trận, TBN hiệu số tốt hơn song thời đó chưa có luật phân định theo hiệu số.
Vậy là 2 đội đá play-off ở sân trung lập. Hài hước ở chỗ, trận đấu này kết thúc với tỉ số hòa 2-2. Cuối cùng, người ta nghĩ ra cách nhờ Luigi Franco Gemma – một cậu bé 14 tuổi có bố làm việc tại SVĐ – bốc thăm với đôi mắt bịt kín. Và TNK là đội may mắn hơn.
Bàn thắng trung bình
Đây là một trong các cách tính toán phức tạp nhất cho đến trước khi người ta sử dụng tiêu chí hiệu số bàn thắng bại tại VCK World Cup.
"Bàn thắng trung bình" là kết quả của phép chia số bàn thắng cho số bàn thua, đóng vai trò phân định khi 2 đội bằng điểm (ví dụ 1 đội bóng có hiệu số 6-2, "bàn thắng trung bình" là 6 chia 2 bằng 3).
ĐT Anh (áo trắng) là nguyên nhân khiến luật "bàn thắng trung bình" đi vào quá khứ.
Tiêu chí này hoạt động trơn tru cho đến khi ĐT Anh giữ sạch lưới tại vòng bảng World Cup 1966. Người ta không tìm được "bàn thắng trung bình" cho Tam sư vì không thể thực hiện phép chia cho số 0.
Từ VCK World Cup 1970, hiệu số bàn thắng bại bắt đầu được sử dụng và tồn tại cho đến ngày nay.
Trí thức trẻ