4 thay đổi tư duy giúp tối ưu hóa bản thân và mang tới cho bạn một cuộc sống khác biệt đáng kinh ngạc: Điều số 3 người trẻ thường bỏ qua nhưng lại vô cùng quan trọng
Có nhiều người đổ lỗi cho số phận nên mình không có được cuộc sống hoàn hảo, thế nhưng họ đâu biết rằng cuộc sống chỉ có 10% những gì ta không thể kiểm soát và có tới 90% do chính bản thân ta. Và muốn có một cuộc sống hạnh phút hay đạt được thành công, hãy bắt đầu từ tư duy và thái độ.
Đã bao giờ bạn tự hỏi những người thành công có bí quyết gì để có được những điều lớn lao như vậy? Đó chính là do người thành công có cách tư duy và nhìn nhận khác với những người khác, và nó phản ánh trong cách họ sống, làm việc.
4 thay đổi tư duy giúp bạn tối ưu hóa bản thân và hoàn thành các mục tiêu tập trung vào tăng trưởng
1. Hoàn thành mục tiêu và sẵn sàng đối mặt với những điều khó khăn
Xác định được mục đích là khởi đầu của mọi thành tựu. Ảnh: Internet
Thay vì để cho mọi việc trong cuộc sống diễn ra một cách ngẫu nhiên, những người thành công luôn đặt ra mục tiêu cho chính mình. Một số người cảm thấy việc đặt mục tiêu đưa họ vào một khuôn khổ gò bó. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và cả những người thành công đều khuyên bạn nên đặt mục tiêu cho mình.
Bởi vì các mục tiêu không chỉ ảnh hưởng hành vi, hiệu suất công việc, mà còn kích thích não bộ và trạng thái tâm lý, huy động năng lượng tối ưu thôi thúc sự nỗ lực trong bạn.
Hoàn thành mục tiêu, giúp bạn có thêm sức mạnh và động lực để phấn đấu cho những mục tiêu cao hơn, xa hơn. Do vậy, hãy tập thói quen đặt ra mục tiêu và quyết tâm hoàn thành chúng. Bạn sẽ thu được kết quả đáng kinh ngạc.
Ngoài ra, một sự thay đổi tư duy giúp bạn tối ưu hóa hành động của mình chính là cam kết làm những việc khó khăn thay vì né tránh. Khi mọi thứ trở nên khó khăn, né tránh trở thành phản ứng mặc định của chúng ta.
Một kế hoạch làm việc hoàn hảo cũng không thể tránh khỏi những rủi ro, sự thiếu chính xác sẽ thôi thúc chúng ta sáng tạo hơn trong công việc. Hãy xem mọi việc chỉ là phép thử và cho phép bản thân được sai lầm để bạn có cơ hội sửa chữa và phát triển từng ngày.
Đừng mưu cầu sự hoàn hảo mà hãy làm việc để bản thân không thấy nuối tiếc. Bởi lẽ, sau mỗi lần thất bại, thứ chúng ta nuối tiếc nhất là đã không cố gắng hết mình. Những rủi ro sẽ biến thành cơ hội nếu bạn kiên trì và chấp nhận những rủi ro như một phần tất yếu.
Bất cứ điều gì bạn đang hoặc sẽ phải đối mặt trên hành trình trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình sẽ không biến mất chỉ vì bạn cố gắng tránh nó. Hãy coi bản thân là nhà lãnh đạo và dũng cảm đối mặt với khó khăn gian khổ.
2. Tạo lập những thói quen tốt để đạt những thành tựu lâu dài
Sự lựa chọn xây dựng thói quen ảnh hưởng đến mức độ thành công của bạn. Ảnh: Internet
Sự thành công không phải vận may từ trên trời rơi xuống, cũng không phải tự nhiên có mà cần phải bắt đầu từ những thói quen nhỏ nhất trong công việc và cuộc sống. Hầu hết những người thành công thường tạo cho mình những thói quen lặp đi lặp lại và sẽ chỉ thay đổi khi cần thiết.
Việc liên tục thay đổi thói quen sẽ gây nên rối loạn cơ thể và tạo ra căng thẳng, làm phức tạp quá trình ra quyết định. Làm việc, sinh hoạt theo thói quen sẽ làm tăng mức độ thoải mái của bạn và gia tăng sự thành công.
Hãy tập những thói quen tích cực như là đọc sách, tập thể thao, coi video truyền cảm hứng… Trên thực tế, thường thì chúng ta hay bỏ giữa chừng khi đang tập tạo ra một thói quen nào đó. Các nhà khoa học chứng minh rằng, thường phải tốn ít nhất 21 ngày mới bắt đầu để một thói quen được hình thành. Nhưng hãy thay đổi tư duy để làm tốt việc đó ngay hôm nay.
3. Nâng cấp giấc ngủ
Các chuyên gia của Tổ chức về chất lượng giấc ngủ (Sleep Health Foundation) cho biết việc ngủ đủ giấc cũng quan trọng đối với sức khỏe giúp cải thiện trạng thái tinh thần, cảm xúc và thể chất. Ảnh: Internet
Khi bạn bắt đầu sự nghiệp mà mình yêu thích, bạn sẽ hào hứng liệt kê một danh sách dài những việc cần phải làm, say mê làm việc đến 12 giờ đêm và đặt báo thức dậy thật sớm để hoàn thành số công việc đó. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận ra một sự thật rằng mình không hoàn thành được bất cứ điều gì. Với lịch sinh hoạt như vậy, bạn sẽ thường mệt mỏi và cảm thấy thiếu năng lượng.
Nếu đặt một áp lực lớn lên bản thân sẽ khiến bạn bị thiếu ngủ, đó là lý do chính khiến bản thân bạn không có năng lượng và động lực để hoàn thành nhiệm vụ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ ảnh hưởng lớn đến năng suất làm việc.
Hãy đảm bảo rằng thời gian ngủ của bạn là 7-8 tiếng mỗi ngày, bạn sẽ nhận ra sự khác biệt đáng ngạc nhiên. Việc này không chỉ cải thiện sức khỏe của bạn mà còn khiến bạn làm việc năng suất và hiệu quả hơn. Khi ngủ nhiều hơn, bạn có được năng lượng cảm xúc và ý chí cần thiết để đọc, học hỏi và tối ưu hóa sự nghiệp của mình.
4. Tạo dựng chuyên môn
Trong kỷ nguyên của những thay đổi mạnh mẽ, người học hỏi sẽ nắm giữ tương lai. Ảnh: Internet
"Rất dễ để sống cho qua ngày, để làm việc ở một mức độ "vừa đủ", để xác định điểm đến và tới đích theo lịch trình sẵn có. Nhưng nếu muốn trở nên thực sự xuất sắc trong công việc, chúng ta cần đánh thức những khả năng tiềm ẩn để phát triển bản thân. Trí tuệ, tài năng và cả những thói quen của chúng ta đều có thể uốn nắn được đáng kể."
Nếu lựa chọn một cuộc sống an nhàn thì bạn khó có thể tận dụng hết được những tài năng tiềm ẩn của mình. Thành công đôi khi không hẳn là mục đích cuối cùng của chúng ta, cái đáng quý là chúng ta đã không để những khả năng của mình bị ngủ quên kết quả là bản thân phải sống một cuộc đời không trọn vẹn.
Trong quá trình làm việc liên tục, hãy thường xuyên nghĩ về thành quả mà chúng ta sẽ gặt hái được ở cuối con đường. Tập trung hết mình để đạt được năng suất cao, đừng chỉ hoàn thành công việc ở mức tốt, hãy khiến mọi việc được tốt hơn nữa. Cố gắng thay đổi những thói quen trong một tháng và đừng quên theo dõi sát sao quá trình làm việc để điều chỉnh mọi việc cho phù hợp.
Theo Addicted2success