4 thói quen mùa lạnh ai cũng tưởng tốt nhưng lại bị bác sĩ liệt vào ''danh sách đen'', gây hại cho sức khỏe
Duy trì những thói quen để bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh là một việc làm tốt. Tuy nhiên, bạn có chắc rằng các hành động đó của mình có thực sự lành mạnh cho sức khỏe?
- 23-12-2021Thói quen bảo quản và ăn cá gây ung thư vòm họng cực nhanh, đáng tiếc vào mùa lạnh nhiều gia đình lại cực thích
- 15-12-20214 thói quen ăn uống khiến da chùng nhão, lão hóa không phanh, thói quen cuối hầu hết chị em đều có vào mùa lạnh
- 10-01-2021Đây là thói quen ăn uống nguy hiểm của nhiều người Việt trong mùa lạnh, điều chỉnh ngay trước khi gia đình bạn đến gần hơn với bệnh ung thư
Với sự phát triển và tiến bộ không ngừng của cuộc sống, nhiều người sẽ có một trạng thái cơ thể dưới mức khỏe mạnh, trong trường hợp này, ngay cả một số bạn trẻ cũng bắt đầu quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe và giữ gìn sức khỏe để cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, nhiều người sẽ hiểu lầm một số thói quen là tốt nhưng thực chất chúng lại bị bác sĩ cho vào ''danh sách đen''.
Dưới đây là 4 thói quen như thế, đừng nghĩ nó tốt mà làm trong mùa lạnh.
1. Tắm mỗi ngày
Nhiều người sẽ hình thành thói quen sinh hoạt tốt, đặc biệt là vệ sinh cá nhân. Ngay cả trong mùa lạnh, người ta cũng sẽ tắm hàng ngày vì nghĩ nó tốt cho sức khỏe. Thực tế, các bác sĩ không khuyến khích điều này.
Vào mùa lạnh nhiều người thường đi ngủ muộn, buổi sáng ngủ dậy đi tắm lúc bụng đói sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu, và ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Vì dương khí bắt đầu phát triển (tăng lên) vào buổi sáng, nếu bạn tắm vào sáng sớm thì phải tiêu hao nhiều dưỡng khí, trước khi bắt đầu ngày mới thì dương khí đã cạn kiệt nên cả ngày bạn sẽ cảm thấy kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trong trường hợp bạn đi làm về vào buổi chiều tối, lúc này trời cũng sẽ lạnh hơn so với ban ngày. Việc tắm hàng ngày trong khung giờ này khiến cho cơ thể mất dần dương khí, dễ làm hơi lạnh xâm nhập vào cơ thể và làm giảm chất lượng giấc ngủ.
2. Tập thể dục vào ban đêm
Cuộc sống thực chất là một trạng thái ổn định bên trong, sự ổn định này phụ thuộc vào sự cân bằng âm dương của nó, một khi mất đi sự cân bằng âm dương này thì cơ thể con người chúng ta dễ mắc các bệnh tật. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe chính là làm sao để cân bằng trạng thái âm - dương, khi ấy con người sẽ ít bệnh tật hơn.
Phải biết ban ngày dương khí nhiều, đêm dương khí ít, từ xưa đến nay ban đêm con người sẽ bắt đầu nghỉ ngơi. Nhưng hiện nay có rất nhiều người không những không nghỉ ngơi sớm mà còn thường xuyên tập thể dục, đặc biệt là trong phòng tập thể dục. Tập thể dục vào ban đêm khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều, làm cơ thể mất đi dương khí, lúc này âm thịnh dương suy, không hề tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, tốt nhất nên khống chế vận động nhẹ từ nửa tiếng đến một tiếng nếu bắt buộc phải tập luyện vào ban đêm, cơ thể ra mồ hôi ít có thể bồi bổ khí huyết và ít làm tổn thương khí và máu. Nếu muốn đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất bạn nên chọn một số bài tập nhẹ nhàng vào ban đêm như đi bộ, yoga, Thái Cực Quyền…
3. Đi bơi
Bơi được coi là một môn thể thao tốt cho sức khỏe, hầu như không có tác dụng phụ đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bơi vào mùa lạnh thì là việc bạn cần cân nhắc.
Khi bơi vào mùa lạnh, cơ thể dễ bị nhiễm lạnh và ẩm ướt, điều này khiến các cơ quan nội tạng phải tiêu tốn nhiều khí và huyết để xua đuổi cảm lạnh (tiêu tốn nhiệt để giữ ấm cơ thể trong và sau khi bơi). Đồng thời, bạn phải biết rằng bơi mùa đông không phải ai cũng thích hợp, nếu bạn mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, mạch vành, tim mạch và mạch máu não... thì tốt nhất không nên bơi vào mùa lạnh.
4. Ăn nhiều trái cây
Có rất nhiều bài báo và chuyên gia về sức khỏe sẽ đề cập đến việc ăn rau và trái cây vào những thời điểm bình thường rất tốt cho cơ thể. Điều này là do trái cây rất bổ dưỡng và chứa nhiều loại vitamin A, B, C, nhưng bạn nên ăn đúng loại trái cây, đừng ăn nó một cách mù quáng.
Lá lách và dạ dày của chúng ta là những thứ yêu thích sự ấm áp, và khi dạ dày của chúng ta ấm, chúng ta có thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Nhưng hoa quả là thực phẩm sống, có tính lạnh, nếu ăn quá nhiều không những không có tác dụng bảo vệ sức khỏe mà còn làm tổn thương tỳ vị, dạ dày.
Đặc biệt là vào mùa đông nhiệt độ xuống tương đối thấp và trái cây lạnh sẽ có hại cho lá lách và dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, hoàn toàn không mang lại lợi ích như mong muốn.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Asia One
Pháp luật và bạn đọc