MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 thói quen phổ biến có thể khiến bạn bị cắt bỏ túi mật: Ngăn ngừa sỏi và ung thư thế nào?

13-10-2020 - 15:59 PM | Sống

Túi mật nhỏ bé nhưng lại có chức năng vô cùng quan trọng trong cơ thể. Đáng tiếc rằng nhiều người đã bị cắt bỏ túi mật vì thói quen xấu, sỏi mật hoặc ung thư.

Túi mật có chức năng quan trọng là tập trung, lưu trữ và bài tiết mật, và là cơ quan quan trọng của cơ thể chúng ta. Mật có chức năng giúp tiêu hóa và hấp thụ chất béo, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Vì vậy, điều quan trọng là mọi người phải quan tâm đến túi mật và phòng tránh bệnh túi mật trong suốt cuộc đời mình.

Câu chuyện này xảy ra tại Trung Quốc nhưng cũng có thể coi là trường hợp phổ biến. Vì công việc, Tiểu Lý (Xiao Li) thường xuyên phải giao du với khách hàng bên bàn rượu và lần nào cũng nhiệt tình uống đến mức say xỉn.

Thời gian gần đây anh luôn cảm thấy đau tức hai bên vùng bụng bên trái và bên phải, anh đi bệnh viện khám thì bác sĩ cho biết đó là một dạng polyp xuất hiện trong túi mật.

Nghe thấy có khối u phát triển trong túi mật, Tiểu Lý đã bị sốc, anh hốt hoảng hỏi: "Bác sĩ, nó sẽ không trở thành ung thư, phải không? Tôi còn rất trẻ, tôi không muốn bị ung thư! Có giải pháp nào không?"

Polyp túi mật là gì? Liệu nó có thực sự tiến triển xấu dần đi và trở thành ung thư như Liểu Lý lo lắng? Sau đây là câu trả lời của bác sĩ.

4 thói quen phổ biến có thể khiến bạn bị cắt bỏ túi mật: Ngăn ngừa sỏi và ung thư thế nào? - Ảnh 1.

Polyp túi mật có thể trở thành ung thư không?

Polyp túi mật dùng để chỉ các tổn thương nhô ra trong khoang của thành túi mật của cơ thể người, tỷ lệ mắc bệnh ở Trung Quốc là khoảng 0,3% đến 9,5%. Polyp túi mật là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư túi mật, chúng chủ yếu được chia thành polyp thật và giả.

Trong trường hợp bình thường, bệnh polyp giả nhiều hơn, nguy cơ chuyển thành ác tính không cao, người bệnh có thể cải thiện lối sống không lành mạnh, tái khám thường xuyên và xử lý kịp thời nếu phát hiện có vấn đề.

Polyp thật thì có thể gây ung thư. Một khi polyp trở thành ung thư, chúng cần được điều trị như ung thư túi mật.

Mặc dù tỷ lệ mắc polyp túi mật rất cao nhưng xét về tổng thể thì tỷ lệ chuyển thành ác tính thấp, hơn 90% bệnh nhân có polyp không phải khối u. Có một số lượng lớn bệnh nhân có nguy cơ thấp trong số các bệnh nhân polyp còn lại và những bệnh nhân này chỉ cần tái khám định kỳ.

Đối với những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cao chuyển thành ác tính, nên điều trị phẫu thuật tích cực. Các phương pháp bao gồm cắt túi mật nội soi và cắt túi mật hở.

Polyp túi mật không chỉ là vấn đề của riêng túi mật mà là bệnh toàn thân, bệnh xã hội. Đối với chúng ta, nên hình thành thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, nhất là đối với những người trẻ tuổi thì việc tránh hình thành polyp túi mật càng quan trọng.

4 thói quen phổ biến có thể khiến bạn bị cắt bỏ túi mật: Ngăn ngừa sỏi và ung thư thế nào? - Ảnh 2.

Thành phần "nguy hiểm" đe dọa ung thư túi mật: Sỏi mật

Một yếu tố khác gây ung thư túi mật là sỏi mật. Sỏi mật là một trong những bệnh phổ biến về đường tiêu hóa, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Ở Trung Quốc, tỷ lệ mắc bệnh sỏi mật là 7% đến 10% trong số các bệnh ở mật.

Về mặt lâm sàng, bệnh nhân sỏi mật có thể có biểu hiện khó tiêu, đau không chịu được, thậm chí có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đường mật có mủ, nhiễm trùng đường mật, ung thư túi mật.

Đối với việc điều trị sỏi mật, dù phẫu thuật cắt túi mật hay lấy sỏi mật được áp dụng trong thực hành lâm sàng, vẫn chưa có kết luận xác nhận đầy đủ trong giới y học. Để điều trị lâm sàng bệnh nhân sỏi mật, cần lựa chọn phương án điều trị phù hợp với tình trạng thực tế của bệnh nhân và chức năng túi mật.

Đối với những bệnh nhân có chức năng túi mật tốt thì việc điều trị càng xa càng tốt nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật nội soi cắt túi mật, nếu bệnh nhân đã có các biến chứng như teo túi mật, sỏi lấp túi mật, ung thư túi mật thì nên phẫu thuật cắt túi mật.

Mặc dù cắt túi mật nội soi có thể phát huy tác dụng điều trị sỏi mật tốt, không có cơ hội tái phát nhưng người bệnh cũng sẽ bị mất túi mật, khả năng biến chứng phẫu thuật cao, không tránh khỏi vấn đề tổn thương ống mật.

Bảo vệ túi mật và phòng ngừa ung thư thế nào?

Vì sức khỏe của túi mật rất quan trọng. Vậy trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên làm thế nào để phòng tránh bệnh túi mật và bảo vệ túi mật?

Trong cuộc sống thường ngày, mọi người thường không để ý đến cơ quan nhỏ như túi mật, họ nghĩ rằng mình bị sỏi mật và polyp nên phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Có rất nhiều thói quen sinh hoạt gây hại cho sức khỏe của túi mật xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người.

Đây là những thói quen đặc biệt gây hại cho túi mật mà bạn nên tránh:

1. Không ăn sáng

Khi một người thức dậy đầu tiên vào buổi sáng, mật được lưu trữ qua đêm và độ bão hòa cholesterol cao. Việc bỏ bữa sáng hoặc ăn sáng quá muộn sẽ dễ khiến cholesterol trong dịch mật không được thải ra ngoài, từ đó sẽ gây lắng đọng cholesterol và lâu dần hình thành sỏi.

2. Ăn quá nhiều dầu mỡ

Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol cao trong thời gian dài dễ gây ra bệnh mỡ máu. Là một phần của lipid máu, cholesterol cũng tăng cao, nếu nồng độ cholesterol trong mật quá bão hòa, các tinh thể cholesterol rất dễ kết tủa và hình thành sỏi.

3. Không thích uống nước, uống quá ít nước

Thường thì không thích uống nước, hay uống nước cứng có nhiều ion canxi và magie, mật bị cô đặc cũng sẽ dễ dàng bị sỏi. Do đó, khuyến cáo mọi người nên duy trì thói quen uống đủ nước ngay cả khi bạn chưa thấy khát.

4. Thích ăn đồ ngọt

Ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường cao cũng sẽ đẩy nhanh quá trình tích tụ cholesterol, gây mất cân bằng tỷ lệ cholesterol, axit mật, lecithin trong mật, và từ đó có thể tạo điều kiện thuận lợi trong việc hình thành sỏi.

4 thói quen phổ biến có thể khiến bạn bị cắt bỏ túi mật: Ngăn ngừa sỏi và ung thư thế nào? - Ảnh 3.

Vì sức khỏe của túi mật, chúng ta phải chủ động phòng ngừa và kiểm soát sự an toàn của túi mật trong cuộc sống hàng ngày như lập kế hoạch cho chế độ ăn uống hợp lý, không bỏ bữa sáng; ăn ít thức ăn có hàm lượng cholesterol cao như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, trứng cá muối,… tránh ăn quá nhiều khiến cho Cholesterol dư thừa và lắng đọng trên thành túi mật…

Ngoài ra, chúng ta phải xây dựng một lối sống tốt, không hút thuốc và hạn chế uống rượu, tập thể dục nhiều hơn, kiểm soát cân nặng không vượt quá tiêu chuẩn, và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

Túi mật có chức năng quan trọng là cô đặc, lưu trữ và bài tiết mật, là cơ quan quan trọng của cơ thể chúng ta. Mật có chức năng giúp tiêu hóa và hấp thụ chất béo, có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Vì vậy, điều quan trọng là mọi người phải quan tâm đến túi mật và phòng tránh bệnh túi mật phát sinh.

*Theo Health/39

Theo Vân Hồng

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên