4 thói quen xấu khi tắm vào mùa thu đông mà nhiều người mắc phải có thể gây kích ứng da, thậm chí đột tử
Tắm có rất nhiều lợi ích, ngoài việc làm sạch và loại bỏ mệt mỏi, nó còn có thể thư giãn cơ bắp và máu, cải thiện giấc ngủ, tăng cường trao đổi chất ở da. Tuy nhiên, vào mùa thu đông, khi thời tiết se lạnh, bạn tốt nhất đừng mắc phải 4 thói quen xấu này.
- 28-10-2021"Gia vị bí mật" của ngành công nghiệp xa xỉ: Không chỉ đơn giản là cung cấp dịch vụ cao cấp, nhận biết khách hàng và còn phải nhớ 1 yếu tố tiên quyết!
- 27-10-2021Bác sĩ ĐH Y giải đáp thắc mắc, bị ung thư có được tiêm vắc-xin Covid-19: Rất cần thiết với những bệnh nhân đáp ứng được điều kiện này
- 25-10-2021Trên 50 tuổi, người thông tuệ sẽ quen được ‘3 loại đắng’, cơ thể tự nhiên khỏe mạnh trông thấy, tuổi thọ gia tăng đáng kể
Tắm rửa là công việc gần như chúng ta làm hàng ngày, thực hiện quanh năm bất kể mùa hay thời tiết. Tuy nhiên, ở mỗi mùa, thời tiết khác nhau, việc làm này lại có những lưu ý nhất định mà chúng ta cần ghi nhớ để tránh gây hại cho sức khỏe.
Dưới đây là mà bạn cần đặc biệt tránh.
1. Ngâm/tắm quá lâu
Tắm quá lâu sẽ khiến bề mặt da mất đi lớp dầu bảo vệ, dẫn đến các triệu chứng như khô và ngứa, da nhăn nheo và mất nước.
Ngoài ra, người tắm lâu dễ bị mệt mỏi, dễ gây thiếu máu cơ tim, thiếu oxy, gây co thắt mạch vành, huyết khối, thậm chí gây rối loạn nhịp tim nặng và đột tử.
Do đó, tốt nhất bạn chỉ nên tắm từ 10-15 phút là đủ, dù là tắm bồn thì cũng không nên quá 20 phút.
2. Nhiệt độ nước cao
Nhiệt độ nước tắm quá cao sẽ phá hủy dầu trên bề mặt da, gây ra sự giãn nở của các mao mạch và làm trầm trọng thêm tình trạng khô da. Đồng thời, nhiệt độ quá cao sẽ làm tăng gánh nặng cho tim khiến tim bị thiếu máu cục bộ, thiếu oxy, trường hợp nặng sẽ gây đột tử.
Vì vậy, nhiệt độ cơ thể bình thường của cơ thể con người là 36-37 độ C. Nhiệt độ nước trong vòi hoa sen có thể cao hơn một chút, ở mức 38-40 độ C; nhiệt độ nước tốt nhất trong bồn tắm là khoảng 35 độ C.
3. Dùng sản phẩm tẩy rửa mạnh
Vào mùa đông, làn da khô và mỏng manh, nếu sử dụng sữa tắm có khả năng tẩy rửa mạnh sẽ làm tổn thương lớp bảo vệ da và làm trầm trọng thêm các vấn đề về da.
Thực tế, chỉ cần tắm bằng nước sạch là có thể loại bỏ được khoảng 65% chất bẩn trên da. Vì vậy, khi lựa chọn sản phẩm sữa tắm, hãy cố gắng chọn những loại có tính axit yếu và không gây kích ứng.
Trong mọi trường hợp, không nên chà xát bề mặt cơ thể quá mạnh, có thể khiến da bị tổn thương, mất đi hàng rào bảo vệ da hoàn chỉnh và nguy cơ nhiễm vi sinh vật sẽ tăng lên đáng kể.
Nói chung, nếu phải tắm hàng ngày, bạn có thể chọn loại sữa tắm có tính axit nhẹ hơn để làm sạch các vùng da có nếp gấp như tay, nách và mông, sau đó rửa lại các bộ phận khác bằng nước.
Tốt nhất nên thoa một lớp sản phẩm dưỡng da có khả năng dưỡng ẩm và giữ ẩm sau khi tắm. Trong vòng 3 phút sau khi tắm, đó là thời gian chính để thoa các sản phẩm dưỡng ẩm.
Ba phút sau khi tắm, da vẫn ở trạng thái ẩm, trên bề mặt sẽ xuất hiện một số hạt nước nhỏ hoặc hơi nước, thoa kem dưỡng thể lúc này có thể đạt được hiệu quả hydrat hóa (giữ ẩm) tốt nhất và là thời điểm tuyệt vời để dưỡng ẩm cho da.
Nếu kiên trì trong thời gian dài, làn da của bạn sẽ ngày càng trở nên mỏng manh và mịn màng hơn. Sau ba phút, độ ẩm trên cơ thể đã bốc hơi gần hết, nếu bạn thoa kem dưỡng thể vào lúc này, quá trình hydrat hóa sẽ bị suy yếu và hiệu quả sẽ không được tốt.
4. Tắm quá thường xuyên
Nhiều người nghĩ rằng tắm càng thường xuyên thì cơ thể càng sạch.
Thực tế, nếu bạn tắm quá thường xuyên sẽ làm trôi đi lớp dầu tiết ra trên bề mặt da và hệ thực vật bảo vệ thường ký sinh trên bề mặt da, dễ làm tổn thương lớp sừng của da, từ đó gây ngứa và yếu đi sức đề kháng của da.
Chà xát mạnh cũng khiến lớp biểu bì vốn đã mỏng manh bị tổn thương, vi khuẩn và nấm sẽ xâm nhập vào cơ thể khi lớp biểu bì còn yếu và gây nhiễm trùng da.
Vì thế, trong trường hợp bình thường, chỉ cần tắm rửa 1-2 lần một tuần. Nếu nhiệt độ tăng lên hoặc môi trường làm việc khiến bạn tiết nhiều mồ hôi, bạn có thể tăng tần suất một cách hợp lý. Không cần thiết phải tắm hàng ngày hoặc thậm chí nhiều lần trong ngày.
Pháp luật & Bạn đọc