4 thứ chứa hàm lượng kim loại nặng, ăn uống vào sẽ làm hại não nhưng gia đình nào cũng dùng thường xuyên
Khi tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước ngày càng nan giải thì việc ăn uống cũng cần khắt khe hơn nếu không muốn nằm viện vì nhiễm các loại kim loại nặng nguy hiểm.
- 25-08-2021Liều lĩnh chưa chắc đã đem về “trái ngọt”, người làm được 1 việc này để tiến 3 bước mới là đỉnh cao của sự thông thái
- 25-08-2021Be duy trì dịch vụ, kết nối tình nguyện, tiếp tục cùng thành phố kiên cường chống dịch
- 25-08-2021Những quy tắc xã giao ngầm người trưởng thành phải ghi nhớ: Câu nào cũng là chân lý, nắm chắc tất cả thì cuộc sống chỉ có tốt lên
Kim loại nặng là những loại kim loại có yếu tố nhiễm bẩn cao, dao động từ 3.5 đến 7g/cm3, những loại này rất độc hại hoặc độc ở nồng độ thấp. Kim loại nặng gồm có thủy ngân (Hg), Cadmium (Cd), Asen (As), Thallium (Tl), Kẽm (Kz), Niken (Niken), Đồng (Cu), Chì (Pb). Kim loại nặng có thể được tìm thấy trong tự nhiên, đặc biệt nó là chất ô nhiễm có nhiều trong đất, nước và không thể bị phân hủy trong tự nhiên.
Một số kim loại nặng với hàm lượng nhỏ có thể rất tốt cho con người, nhưng dung nạp thường xuyên hoặc ăn vào lượng lớn có thể gây ngộ độc, suy giảm chức năng, tấn công hệ thần kinh hoặc thậm chí là tử vong.
Không muốn sớm nhập viện, hãy lưu ý khi ăn uống 5 thứ quen thuộc chứa nhiều kim loại nặng sau đây:
1. Nước uống chưa qua xử lý
Không chỉ hóa chất độc hại, các kim loại nặng phổ biến trong nước chưa qua xử lý như thủy ngân, chì hay asen, cadmium tàn phá hệ miễn dịch, làm suy yếu chức năng nội tạng, gây ra các bệnh nguy hiểm. Phổ biến nhất là các bệnh về khớp, bệnh thận, bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn, mạch máu và các bệnh liên quan đến não, hệ thần kinh, bệnh ung thư hoặc thậm chí là tử vong.
Các kim loại nặng khác như đồng, kẽm, crom cũng thường có trong nước, nếu số lượng nhỏ thì có thể có lợi cho cơ thể hoặc chưa gây hại, nhưng nhiều có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng hệ thần kinh.
2. Các loại thủy, hải sản trong nước ô nhiễm
Do nguồn nước bị ô nhiễm, kéo theo các động vật sinh sống dưới nước cũng bị nhiễm kim loại nặng và đe dọa sức khỏe của con người.
Trong số các kim loại nặng trong thủy, hải sản, thủy ngân được cho là tìm thấy nhiều nhất và cũng nguy hiểm nhất. Cá, tôm, sò… được nuôi tại sông, ao, hồ thường dễ bị nhiễm thủy ngân cũng như các kim loại nặng và độc tố khác hơn so với thủy sản đánh bắt tự nhiên hoặc nuôi trồng tại biển, nhất là các vùng biển xa bờ.
Nhiễm thủy ngân có thể cản trở chất dẫn truyền thần kinh và làm gián đoạn quá trình truyền thông tin của não, dẫn đến đau đầu, giảm thính lực và tỷ lệ mắc các bệnh về não cao.
Đặc biệt, với trẻ em, lượng nhỏ thủy ngân có thể lập tức gây ngộ độc. Nếu vô tình dung nạp thủy ngân trong thời gian dài làm trẻ chậm phát triển về cả thể chất và trí não, lượng lớn có thể gây tử vong.
3. Các món chiên và phụ phẩm chế biến thực phẩm kém chất lượng
Nhóm các phụ phẩm dùng khi chế biến đồ ăn như: bột chiên xù, men làm bánh, bột mì đóng gói hay các loại bột tạo độ phồng khi chế biến bánh ngọt, khoai tây chiên, bim bim… kém chất lượng thực chất đều chứa rất nhiều nhôm.
Nhôm có thể ức chế hoạt động của các enzym trong não, khiến não mất trí nhớ, giảm khả năng tư duy, thậm chí gây mất trí nhớ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hàm lượng nhôm trong não của bệnh nhân Alzheimer gấp khoảng 2 - 30 lần so với người bình thường.
Cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong những món ăn được tẩm nhiều bột chiên rán kém chất lượng có chứa chất gây ung thư acrylamide và kim loại nặng cadmium. Ngoài việc tấn công hệ miễn dịch và hệ thần kinh, suy yếu nội tạng thì nó cũng tác động tiêu cực đến chất lượng tinh trùng ở nam giới.
4. Gạo chưa qua xử lý
Thêm 1 loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày nhưng có nguy cơ gây nhiễm kim loại nặng nữa là gạo. Nhiều nghiên cứu cho thấy gạo chưa qua xử lý có nồng độ asen vô cơ cao gấp 6 lần so với các ngũ cốc như yến mạch, lúa mì.
Asen là nguyên tố tự nhiên có trong đất, nước và không khí. Vì trồng ở ruộng ngập nước, cây lúa đặc biệt hấp thụ dạng độc hại nhất là asen vô cơ nhiều hơn những ngũ cốc khác. Tuy vậy, gạo trắng sau quá trình xay xát chứa ít asen hơn gạo lứt và gạo từ cây lúa hoang. Một mẹo nhỏ để giảm 60% nồng độ asen đó là thêm nước khi đang nấu, sau đó chắt hết nước.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, MSN, Eat This
Pháp luật & Bạn đọc