4 thứ khiến tiền tài ly tán, của cải không giữ nổi, dù giàu tới đâu cũng nên tránh xa, nhất là khi bước vào giai đoạn quan trọng này của cuộc đời
Nếu bạn không thể thoát khỏi nguy hiểm, hãy cố gắng nhìn thấu nó, hoặc ít nhất là giảm thiểu tác động của nó.
- 10-01-2022Midu tiết lộ bí quyết bán đất "nhanh như chớp", khẳng định chỉ bán... cho vui nhưng đầu tư đất vùng ven không lời mới lạ!
- 10-01-2022Chi Pu hé lộ văn phòng mới của công ty: Thiết kế ấn tượng, đậm chất nghệ thuật
- 09-01-2022Đàn ông tuổi thọ ngắn không thể thoát 4 dấu hiệu chung trên cơ thể: Nếu bạn không có cái nào thì xin chúc mừng
Người xưa có câu: “Trăng có tròn có khuyết, người có phúc có họa.”
Đối với những người bình thường, chất lượng của "khí vận", hay còn gọi đơn giản là sự may mắn, có liên quan chặt chẽ đến môi trường bạn đang ở.
Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, vật chất quyết định ý thức con người, và ý thức con người định hướng cho sự phát triển của vật chất. Tức là bạn đang sống trong môi trường nào, phải đối mặt với những hiện tượng nào thì sẽ gặp những nguy hiểm tương ứng. Đôi khi, rủi ro và cơ hội luôn phát triển song hành cùng nhau.
Con người không thể ngăn cản toàn bộ của những điều nguy hiểm xui xẻo cũng như không thể thay đổi quy luật tự nhiên của xuân, hạ, thu, đông. Nhưng chúng nó có thể học cách đối mặt với nó.
Bất cứ ai khi bắt đầu kinh doanh hoặc mở công ty đều biết rằng, các nguy hiểm hoặc rủi ro kinh doanh không thể được giải quyết triệt để. Nhưng chúng ta có thể đề phòng trước và cố gắng hạn chế tối đa tác động của rủi ro này đối với bản thân và công ty.
Do đó, trong giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời mình, dù bạn đã giàu có đến đâu, cũng nên tránh xa 4 thứ hiến tiền tài ly tán, của cải không giữ nổi sau đây.
1. Tránh nguy cơ mắc phải “bẫy học cách thành công”
Trong xã hội ngày nay tồn tại một thói quen có thể gọi là “Bẫy học cách thành công”. Đây chính là tư duy khiến bạn nảy sinh một khát vọng lớn lao và theo đuổi thành công một cách mù quáng.
Thậm chí, nhiều người sẵn sàng đánh cược toàn bộ tài sản để theo đuổi thành công như vậy. Những tình huống như thế này có thể hiện diện ở khắp mọi nơi.
Tránh bẫy tâm lý mù quáng. Ảnh: Internet
Có thể nói, trong tương lai, nhu cầu “thành đạt” của con người sẽ chỉ có tăng chứ không hề giảm. Khi đã có cầu, ắt sẽ có cung. Trên khắp các mạng xã hội sẽ xuất hiện ngày càng nhiều nhóm mọc lên để dạy bạn cách thành công nhanh chóng trong sự nghiệp, cách để kiếm nhiều tiền trong vài tháng ngắn ngủi… Lúc này, những người trẻ tuổi hoặc trung niên, thiếu sự am hiểu về Internet, rất dễ trở thành đối tượng bị nhắm đến.
Trên thực tế, không ai có thể dạy bạn thành công cả. Giáo viên tài giỏi đến mấy cũng chỉ có thể cung cấp cho bạn tri thức và phương hướng đúng đắn. Còn bản thân chúng ta mới là nhân tố quyết định sự thành công trên chính bước đường của mình.
2. Tránh rủi ro “đầu tư mù quáng”
Ở thế hệ trước, rất nhiều người lựa chọn hai chữ “ổn định” dù có phải bỏ qua hàng loạt cơ hội phát triển khác. Tuy nhiên, con người hiện đại bắt đầu có suy nghĩ chấp nhận rủi ro để làm giàu nhanh chóng, một bước lên trời.
Càng nhiều nhà đầu tư ôm mộng tưởng “phất nhanh trong một đêm” thì càng có nhiều người lợi dụng tâm lý này để chuộc lợi bất chính. Lúc này, chúng ta phải thoát khỏi tư duy đầu tư mù quáng mà không có mục đích cụ thể.
Sở dĩ tâm lý này bị nhận định là “mù quáng” khi họ bị cuốn vào một cuộc chơi mà bản thân không hiểu rõ. Giống như rất nhiều người thấy thị trường chứng khoán tăng trưởng chóng mặt, nhiều người khoe “chốt lời” cả trăm triệu đồng, nên họ cũng mang nửa gia tài của mình đổ hết vào đây. Đầu tư mà không tìm hiểu kỹ lưỡng, chỉ đi theo người khác dẫn dắt thì rất dễ trở thành bàn đạp.
Càng ở trong giai đoạn quan trọng, chúng ta càng phải biết cách bảo vệ bản thân, nhẫn nại và ổn định.
03. Tránh nguy cơ “chưa giàu đã già”
Trong xã hội này, có một quy tắc sẽ không bao giờ lỗi thời, và đó chính là "quy tắc 2-8". Tôi và anh ta đều là những người bình thường như nhau, nhưng anh ta vừa bắt đầu đã có thân phận và địa vị tốt, thuộc số ít 20%. Còn chúng ta thuộc về nhóm 80%, chưa kịp giàu thì đã thấy mình già.
Phấn đấu cả đời nhưng không làm nên thành tựu, điều này chứng tỏ cái gì? Đó chính là “giá trị cuộc sống” của bạn đã duy trì ở ngưỡng thấp.
Khi nhìn nhận vấn đề trên quan điểm kinh doanh thì bạn sẽ hiểu rằng giá trị của cuộc sống liên quan đến nhiều điều kiện. Nếu mỗi ngày trôi qua, bạn vẫn chỉ dậm chân tại chỗ, không thu nạp thêm chút kiến thức hoặc kinh nghiệm nào thì không chỉ giá trị mỗi ngày, mà cả giá trị mỗi năm đều không được cải thiện. Cứ như vậy, giá trị cuộc sống tích lũy theo thời gian cũng trở nên “nghèo nàn”.
Nếu không thoát khỏi tư duy cố hữu, không tìm cách đột phá bản thân thì bạn rất dễ rơi vào tình trạng này.
04. Tránh nguy hiểm “dưỡng lão”
Với sự phát triển của thời đại, dân số già ngày càng gia tăng. Điều này tạo ra một vấn đề, đó là khủng hoảng về hưu ngày càng gia tăng.
Lấy ví dụ về thế hệ sau những năm 60 mà chúng ta quen thuộc, khi họ sắp về hưu, họ phải gánh vác trách nhiệm giúp đỡ con cái, gánh chịu áp lực của gia đình, thậm chí phải rút tiền tiết kiệm cá nhân. Đó không chỉ là khủng hoảng tài chính mà còn là gánh nặng tinh thần.
Có kế hoạch cho tương lai. Ảnh: Internet
Do đó, để bản thân có thể tự tại và thoải mái hơn, hãy đảm bảo mình luôn đủ khả năng nuôi sống bản thân đầu tiên. Tránh xa những nguy hiểm và rủi ro rình rập có thể khiến tiền bạc “đội nón ra đi”. Đặc biệt, vào giai đoạn trung niên, không nhiều người có cơ hội để bắt đầu làm lại sau mỗi sai lầm. Vì vậy, hạn chế các sai lầm để không phải trả giá là cách nhanh nhất giúp chúng ta ngày càng an yên trong cuộc sống.
Không ai rất khó có thể nắm chắc mọi bước đường đều đạt được thành công, mọi quyết định đều là đúng đắn. Nhưng ít nhất, tiến bộ từng bước, lấy ổn định làm trọng chính là đạo lý được đúc kết từ cuộc sống thường ngày.
*Theo Toutiao