4 thứ ngày càng trở nên đắt đỏ sau khi FED tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư
Dưới đây chính là 4 thứ sẽ ngày càng đắt đỏ hơn khi FED tăng lãi suất.
- 03-11-2022"Nạn nhân" đầu tiên của FED: Thị trường nhà ở có nguy cơ suy sụp vì sức ép lãi suất thế chấp tăng vọt
- 03-11-2022Một loạt NHTW lớn vừa tăng lãi suất nhỏ hơn dự kiến, làn sóng thắt chặt tiền tệ đã bắt đầu hạ nhiệt?
- 03-11-2022FED vừa có động thái lịch sử với lãi suất, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Để tiếp tục đối phó với lạm phát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hôm 2/11 đã công bố một đợt tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp.
Một mặt, việc tăng lãi suất có thể kìm hãm lạm phát bằng cách làm cho chi phí đi vay đắt hơn, từ đó nhu cầu giảm. Nhưng động thái tăng lãi suất cũng làm gia tăng áp lực nợ nần đối với những người Mỹ vốn đang vật lộn với giá cả tăng cao từ nhu yếu phẩm đến tiền thuê nhà.
Tỷ lệ lạm phát của Mỹ vẫn ở mức cao, chỉ giảm nhẹ từ mức đỉnh 9,1% hồi tháng 6 xuống còn 8,2% vào tháng 9. Con số này cao hơn nhiều so với mục tiêu của ngân hàng trung ương là 2%.
Chủ tịch FED Jerome Powell một lần nữa khẳng định hạ nhiệt lạm phát bằng việc tiếp tục tăng lãi suất. Vào tháng 8, ông thừa nhận rằng chính sách này sẽ mang lại một số “đau đớn” cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Bằng cách tăng lãi suất quỹ liên bang, FED làm cho chi phí đi vay tăng, từ đó có thể hạ nhiệt lạm phát. Nhưng lãi suất tăng không kích thích tăng trưởng kinh tế. Điều này có thể gây ra một cuộc suy thoái, trong đó nhiều người vốn phải xoay xở sinh hoạt phí cao lại thêm mất việc.
Cuối cùng, lạm phát ảnh ưởng trực tiếp đến sức mua của người tiêu dùng hơn là việc lãi suất tăng. Với lần tăng lãi suất mới nhất, lãi suất quỹ liên bang nằm trong khoảng 3,75% đến 4%. Theo dự báo của chính ngân hàng trung ương Mỹ, lãi suất dự kiến sẽ đạt đỉnh từ 4,5% đến 4,75% vào năm 2023.
Tuần trước, các nhà kinh tế của ngân hàng Goldman Sachs dự đoán FED sẽ còn nâng lãi suất lên cao hơn nữa, trong khoảng 4,75% đến 5% vào tháng 3/2023. Điều đó có nghĩa là chi phí đi vay sẽ cao hơn vì khả năng cao sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất.
Gia tăng nguy cơ suy thoái
Khi lãi suất liên tục tăng khiến người dân giảm nhu cầu vay, nhiều nhà kinh tế cho rằng suy thoái có khả năng sẽ xảy ra vào năm 2023.
Theo 14 nhà kinh tế tham gia khảo sát của Bankrate, 2/3 số người cho rằng nền kinh tế sẽ suy giảm trong 12-18 tháng tới. Tỷ lệ này đã tăng lên sau cuộc khảo sát được thực hiện hồi đầu năm.
Tương tự, Bloomberg cũng thực hiện khảo sát với 42 nhà kinh tế học về việc dự đoán khả năng suy thoái trong năm sau. Và kết quả tăng từ 50% trong năm 2021 lên 60% trong năm nay.
Vậy những gì sẽ trở nên đắt đỏ hơn khi lãi suất tăng?
Thẻ tín dụng
Theo nhà phân tích tài chính Greg McBride của Bankrate, lãi suất thẻ (APR) trên thẻ tín dụng có khả năng tăng từ mức trung bình 18,16% vào cuối tháng 9 lên 19%. Như vậy đối với thẻ có dư nợ là 5.000 USD, người tiêu dùng sẽ phải trả thêm 1.197 USD tiền lãi.
Ô tô
Lãi suất vay mua ô tô dự kiến sẽ tăng. McBride cho biết lãi suất trung bình của khoản vay mua ô tô mới 60 tháng có thể sẽ tăng nhẹ từ mức 5,63% hiện tại lên 6%.
So với tháng 1/2022, người tiêu dùng sẽ phải trả thêm 34 USD mỗi tháng trong khoản tiền chi trả để mua một chiếc ô tô mới trị giá 35.000 USD.
Thế chấp
Lãi suất thế chấp có xu hướng tăng khi lãi suất tăng, nhưng chúng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường trái phiếu. McBride cho biết lãi suất cho các khoản thế chấp cố định trong 30 năm có thể tăng từ hơn 7% lên 7,25% nếu lạm phát vẫn ở mức cao hoặc gia tăng.
Các khoản vay có lãi suất thay đổi khác
McBride cho biết lãi suất đối với các khoản vay có lãi suất thay đổi, như cho vay vốn mua nhà và hạn mức tín dụng mua nhà (HELOC), có thể sẽ tăng lên cùng với việc tăng lãi suất. Hiện tại, lãi suất trung bình của các khoản vay này là gần 7,3% , nhưng chúng có thể tăng lên mức trung bình 8%.
Theo CNBC
Nhịp sống thị trường