4 vị trí "hang ổ" của vi khuẩn nấm mốc, cả nhà mắc bệnh dễ là từ đây mà đi ra
Cần lưu ý làm sạch 4 vị trí này để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
- 28-07-20243 vật dụng giá rẻ trong tủ bếp của mỗi gia đình hóa ra lại là "phương thuốc chặn đứng" nấm mốc, ngăn ngừa ung thư cho cả gia đình
- 18-12-20223 loại nấm mốc có thể xuất hiện trong nhà khiến bạn mắc bệnh
- 08-04-2022Sự thật chuyện đũa gỗ, thớt gỗ bị nấm mốc có chất gây ung thư kịch độc, ăn vào sẽ bị ung thư gan
1. Keo dính ở bồn rửa
Keo dính là thứ rất phổ biến ở các khu vực cạnh bồn rửa hoặc chân bồn cầu, nó có tác dụng che chắn khe hở, chống thấm hoặc ngăn nước rò rỉ ra ngoài. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, phần keo dính này có thể bị đổi màu, chuyển sang vàng hoặc xuất hiện vết đen, điều này thường là dấu hiệu của sự phát triển nấm mốc bên trong.
Mặc dù các phương pháp thông thường như dùng kem đánh răng, baking soda hoặc giấm có thể cải thiện tình trạng, nhưng chúng vẫn không thể làm sạch hoàn toàn các vết nấm mốc. Và nếu cảm thấy không thể làm sạch keo dính bằng các phương pháp này, cách tốt nhất là nhanh chóng thay thế lớp keo cũ bằng một lớp mới.
Khi chọn mua keo dính mới, hãy ưu tiên loại chất lượng tốt, có khả năng chống nấm mốc để giảm thiểu việc hình thành nấm trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể phủ một lớp keo trám mạch lên trên sau khi lớp keo dính đã khô hoàn toàn. Lớp trám mạch này có tác dụng ngăn nước tiếp xúc trực tiếp với keo dính, từ đó đảm bảo vệ sinh và kéo dài thời gian sử dụng.
2. Gioăng cao su
Gioăng cao su là khu vực dễ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc do tiếp xúc trực tiếp với độ ẩm cao. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, gioăng cao su không chỉ bám bẩn mà còn làm giảm khả năng niêm phong, ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị và làm không gian sống trở nên thiếu sạch sẽ.
Đặc biệt, gioăng cao su ở các thiết bị như tủ lạnh và máy giặt càng dễ bị nhiễm bẩn và tạp chất. Với tủ lạnh, khi đóng mở cửa tủ nhiều lần có thể khiến mảnh vụn thực phẩm hoặc hơi nước bám vào gioăng. Còn với máy giặt, sau mỗi lần giặt, nước và xà phòng sót lại sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc phát triển trên gioăng. Do đó, việc vệ sinh gioăng cao su định kỳ không chỉ giúp duy trì hiệu quả hoạt động của thiết bị mà còn bảo vệ môi trường sống luôn sạch sẽ và an toàn.
3. Hộp chứa bột giặt
Ngoài gioăng cao su, hộp chứa bột giặt của máy giặt cũng là khu vực rất dễ bám bẩn. Trong quá trình giặt máy, bột giặt hoặc nước xả vải có thể còn sót lại trong hộp và gây ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc và bụi bẩn phát triển.
Để giữ cho hộp chứa bột giặt luôn sạch sẽ và đảm bảo máy giặt hoạt động hiệu quả, bạn nên lên kế hoạch vệ sinh định kỳ khu vực này, ít nhất mỗi tháng một lần.
4. Ổ điện
Một số ổ cắm điện trong nhà, đặc biệt là những khu vực như bếp và phòng tắm, thường xuyên bị bụi bẩn và dầu mỡ bám vào nếu không được vệ sinh đúng cách. Khi để lâu, bụi và các vết bẩn có thể làm giảm khả năng dẫn điện của ổ cắm, gây ra tiếp xúc kém giữa các bộ phận trong mạch điện. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng quá nhiệt, làm hỏng lớp cách điện của ổ cắm và gây ra nguy cơ chập điện, thậm chí là cháy nổ nếu không được xử lý kịp thời.
Nếu ổ điện bị bụi bẩn, trước tiên hãy ngắt mạch điện để đảm bảo an toàn, sau đó dùng vải mềm lau sạch. Lưu ý không để nước hoặc chất lỏng tiếp xúc với ổ cắm nhằm tránh nguy cơ điện giật. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng hộp che ổ cắm để bảo vệ ổ điện khỏi bụi bẩn và nước, giúp tăng cường độ bền và độ an toàn cho thiết bị.
Nguồn: Toutiao
Phụ nữ số