5 bất thường ở chân rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư
Khi các tế bào ung thư phát triển và ngày càng xâm lấn, toàn bộ cơ thể sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau. Trong đó, chân cũng là bộ phận xuất hiện nhiều bất thường cảnh báo bệnh nhưng lại được ít người để ý.
- 27-10-2022Cả cuộc đời chỉ gói gọn trong 5 chữ vàng, hiểu được sớm thì phúc phận tràn đầy
- 26-10-2022Bé trai bị bỏng nước sôi 100 độ, cách sơ cứu của bà mẹ được bác sĩ tấm tắc khen ngợi, ai cũng nên học hỏi
- 26-10-2022'Học lỏm' cách người Nhật ăn cơm trắng để khỏe mạnh, sống lâu
- 25-10-2022Cần đi bao nhiêu bước mỗi ngày để giảm nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì?
- 24-10-20222 lý do bất ngờ khiến trường Harvard và nhiều đại học kinh doanh hàng đầu 'ế nặng'
- 21-10-2022Ngành nghề vất vả, khó vào hơn đỗ ĐH Harvard nhưng thu nhập lên đến 81.000 USD/năm
Khi chân có bất thường, chúng ta thường nghĩ ngay tới vận động quá sức, các chấn thương, bệnh về xương khớp… mà quên mất nó cũng có thể liên quan đến ung thư. Đặc biệt là nếu những biểu hiện khó chịu sau đây xuất hiện không rõ nguyên nhân và lặp lại thường xuyên ở chân:
1. Phù chân
Khi một khối u (cả nguyên phát và di căn) chèn ép vào tĩnh mạch chính, nó sẽ chặn dòng máu từ tĩnh mạch, làm tăng áp lực tĩnh mạch xa và gây ra phù chân. Phổ biến như ung thư gan, ung thư thận, ung thư cổ tử cung…
Phù nề chân không rõ nguyên nhân lặp lại nhiều lần cũng được xem là dấu hiệu ung thư (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, các khối u nguyên phát hoặc di căn trong hạch cũng có thể chèn ép hoặc gây rối loạn chức năng hạch. Dẫn đến bạch huyết kém trở lại và sưng phù chân ở vùng liên quan.
Vì vậy, nếu bị phù chân bất thường, không thể tự khỏi sau vài ngày thì tốt nhất là nên đi khám để loại bỏ nguy cơ mắc ung thư.
2. Khối u hoặc vết sưng bất thường
Các cục u hoặc bướu bất thường ở chân hầu hết là đa u mỡ lành tính. Tuy nhiên, nếu cục u ở chân không đau và có cảm giác quá cứng, quá mềm hoặc bám chặt vào các mô xung quanh, to lên nhanh trong thời gian ngắn thì hãy cẩn trọng với ung thư. Thường là ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt… ở giai đoạn nặng, bắt đầu di căn.
Ngoài ra, u xương có thể gây ra một khối u hoặc vết sưng bất thường ở chân. Đặc điểm điển hình là có thể nhìn thấy các tĩnh mạch nông nổi trên bề mặt da, khi ấn vào bề mặt khối u và các mô mềm xung quanh sẽ có cảm giác đau khác nhau. Khi khối u lớn dần thì vận động của các khớp sẽ bị hạn chế dần và các cơ bắp cũng sẽ bị teo đi.
U xương sụn (Osteochondroma) cũng gây sưng chân. Đây là dạng u xương lành tính thường gặp nhất ở các xương đang phát triển, xảy ra do sự quá phát của sụn và xương ở gần các đầu xương. U sụn trông giống như một vết sưng cứng gần khớp nên ít ai để ý.
3. Nốt ruồi đen không rõ nguyên nhân
Chân cũng là vị trí dễ xuất hiện triệu chứng ung thư hắc tố cần chú ý. Nếu đột ngột xuất hiện những nốt ruồi đen không đối xứng, không đều, không rõ nguyên nhân, thay đổi màu sắc, nổi rõ và phát triển nhanh, đường kính trên 5mm trên da chân thì tốt nhất nên đi khám.
4. Lòng bàn chân có màu vàng
Những người có vấn đề về gan thường gặp tình trạng máu lưu thông kém, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tạo máu của cơ thể. Điều này cũng làm quá trình lưu thông máu tới bàn chân bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng lòng bàn chân có màu vàng.
Tình trạng này có thể là do chất thải tích tụ quá nhiều trong máu, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu quá mức và lượng máu cung cấp cho tứ chi bị giảm. Dẫn đến lòng bàn chân có màu bất thường, là một trong những biểu hiện của gan ứ đọng độc tố. Nếu màu vàng này kết hợp với ngứa da, sạm da, chán ăn, sụt cân thì rất có thể bệnh ung thư gan đang âm thầm tiến triển.
5. Đau chân, gãy chân
Nhiều bệnh nhân ung thư phổi sẽ bị đau nhức ở chân và các khớp ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn giữa và cuối, do tế bào ung thư xâm lấn vào các bộ phận của xương nên có thể gây ra các cơn đau nhức xương. Khi bệnh tiến triển nặng hơn cũng có thể có các triệu chứng như đau do lực kéo và đau do phản xạ.
Ở giai đoạn nặng, một số bệnh ung thư có thể gây đau đớn hoặc gãy chân (Ảnh minh họa)
Hoặc một số bệnh ung thư khi di căn có thể gây đau đớn, thậm chí là gãy xương. Bởi vì khi ung thư di căn đến xương, chúng có thể làm suy yếu xương dẫn đến gãy xương dù chỉ với chấn thương tối thiểu. Gãy xương xảy ra ở xương bị suy yếu do ung thư được gọi là gãy xương bệnh lý.
Phụ nữ Việt Nam