5 bí quyết đầu tư của ông chủ Amazon Jeff Bezos: Giúp thu phục khách hàng, giữ chân đối tác, khiến đối thủ phải nể phục
Tư duy kinh doanh đúng đắn đã giúp Jeff Bezos trở thành tỷ phú hàng đầu thế giới.
- 06-03-2023Doanh nhân được ví như Jeff Bezos của Hàn Quốc: Bỏ ngang ĐH Harvard để ra trường đời, chỉ với một cú "nổ" đã thay đổi bảng xếp hạng người giàu
- 23-02-2023Bạn gái tỷ phú Jeff Bezos tiết lộ bài học làm ông chủ lớn: 30 phút im lặng, không dễ để cuộc họp thông qua nhờ nguyên tắc này
- 27-09-2022Jeff Bezos lấy lại vị trí giàu thứ hai thế giới từ tỷ phú Ấn Độ
Jeff Bezos là một trong những tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới. Ông đã cách mạng hoá thế giới mua sắm trực tuyến với sự ra mắt của Amazon.com. Chính sự nhạy bén trong kinh doanh, vốn hiểu biết sâu sắc, tầm nhìn xa đã giúp ông thành công trong việc này, sở hữu khối tài sản lên đến hàng trăm tỷ USD.
Để đạt những thành tựu ấy, tất nhiên tỷ phú Jeff Bezos cũng có cho mình những bí quyết đầu tư khôn ngoan, đúng đắn.
1. Đừng đi chệch khỏi triết lý đầu tư của bạn
2. Không bao giờ ngừng đổi mới
“S ự phát triển không phải là điều nguy hiểm ”. Con người bình thường lo sợ sự thay đổi. Jeff Bezos sợ rơi vào tình trạng trì trệ. Chính vì vậy, ông luôn cố gắng giúp Amazon trở thành công ty luôn luôn phát triển, đổi mới.
Amazon bắt đầu đơn giản với việc bán sách, nhưng công ty đã không ngừng mở rộng kể từ khi ra đời. Ngày nay, Amazon bán gần như tất cả mọi thứ và tạo ra các sản phẩm riêng của mình, cung cấp một loạt các dịch vụ web và thậm chí vận chuyển hàng hóa đến tận cửa nhà bạn (nếu bạn sống ở Washington). Chính vì thế việc mua hàng trên Amazon trở nên dễ dàng hơn bất cứ lúc nào.
3. Thất bại là điều kiện cần của sự cải tiến
Amazon được hình thành khi Internet còn trong “trứng nước” và thương mại trực tuyến bắt đầu phát triển nhưng chưa thực sự rõ ràng. Vị tỷ phú nhận thức được tất cả những thất bại đang chờ đợi mình. Nhưng ông cũng biết rằng không có gì có thể ngăn cản ông đưa Amazon thành công.
Sau khi Amazon ra đời vào ngày 16/7/1995, với mục tiêu đầu tiên là bán sách, những gì Bezos và cộng sự tập trung vào là cải thiện bản thân trang web, từ tính năng cho tới chất lượng. Cả vốn lẫn công sức đều được Bezos đầu tư hết mức vào Amazon, ông không ngại tung ra những ưu đãi, gửi những sản phẩm miễn phí, giao hàng tận nhà và đảm bảo đúng hạn… Chính sự hào phóng quá mức đó đã khiến Amazon không mang về một đồng lãi nào sau 8 năm hoạt động.
Gần một thập niên làm ăn thua lỗ, Bezos hẳn phải trở nên nản lòng? Năm 2003, doanh thu của Amazon không ngừng gia tăng, nhanh chóng đưa những nhà đầu tư vào Amazon trở thành tỉ phú. Hiện nay, trang web này đã vươn ra toàn cầu, chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong kinh doanh bán lẻ trực tuyến.
4. Có tầm nhìn dài hạn
Bezos thừa nhận rằng: “ Có rất nhiều người tin rằng bạn nên sống cho hiện tại . Tôi chỉ không phải là một trong số họ ”. Ông khuyên mọi người nên: “ Nghĩ về khoảng thời gian dài phía trước và cố gắng để đảm bảo rằng bạn đang lên kế hoạch cho điều đó theo một cách sẽ đem lại cho bạn sự hài lòng cuối cùng ”.
Amazon là một công ty sẵn sàng hy sinh lợi nhuận được đảm bảo hôm nay với hy vọng có được lợi nhuận lớn hơn trong một thập kỷ sau đó. Bezos đã nói rằng: “ Đôi khi chúng tôi đánh giá sự việc và thấy rằng nó thực sự gây tổn hại cho việc bán hàng trong ngắn hạn nhưng chúng tôi vẫn làm ”.
Đây là lý do của ông: “ Các phép toán luôn nói với bạn rằng không nên giảm giá bởi vì bạn sẽ kiếm được ít tiền. Điều đó chắc chắn đúng trong quý hiện tại, trong năm nay. Nhưng có thể là không thật sự đúng trong thời gian 10 năm, khi lợi ích đang làm tăng tần suất khách hàng mua sắm với bạn, phần hàng hóa họ mua của bạn sẽ trái ngược với những nơi khác. Sự hài lòng tổng thể của họ sẽ tăng lên ”. Bezos thà tính phí ít đi cho mọi người hôm nay để họ sẽ sử dụng một lần nữa vào ngày mai.
5. Không có gì quan trọng hơn khách hàng
Mọi người đều biết rằng khách hàng luôn luôn đúng. Còn Bezos và Amazon đã đưa triết lý ưu tiên khách hàng lên mức tối đa. Đối với ông, sự hài lòng của khách hàng không chỉ là tất cả mọi thứ mà còn là điều duy nhất. Đó là nền tảng mô hình kinh doanh của ông: “ Điều quan trọng nhất là tập trung hoàn toàn vào khách hàng. Mục tiêu của chúng tôi là trở thành công ty lấy khách hàng làm trung tâm tốt nhất trên trái đất ”.
Vị tỷ phú cho rằng dịch vụ khách hàng là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Amazon: “ Nếu có một lý do nào đó mà chúng tôi đã làm tốt hơn so với các đồng nghiệp của mình trong không gian Internet hơn 6 năm qua, đó là vì chúng tôi đã tập trung tuyệt đối vào trải nghiệm của khách hàng ”.
Nhịp sống thị trường