MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 điểm nóng nhất trên thị trường tài chính châu Á năm 2016

26-12-2016 - 19:14 PM | Tài chính quốc tế

Năm 2016, thị trường tài chính châu Á quan tâm nhiều đến vấn đề gì?

Sau khi chứng kiến 5.000 tỷ USD vốn bốc hơi khỏi TTCK Trung Quốc trong năm ngoái, có lẽ nhà đầu tư châu Á đã hy vọng trong năm nay thị trường sẽ có ít những biến động hơn. Tuy nhiên, hàng loạt những tin tức xấu từ Hàn Quốc đến Ấn Độ, thêm vào đó, ảnh hưởng từ cuộc trưng cầu dân ý ở Anh, cùng với chiến thắng lật ngược tình thế của Donald Trump tại Mỹ và nguồn dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm mạnh đã khiến cho thị trường tài chính châu Á năm 2016 không hề giảm nhiệt.

1.Ảnh hưởng của Trump đối với thương mại tự do

Không thể phủ nhận sức nóng của cái tên Donald Trump trong năm nay, khi ông trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Cái tên Donald Trump trở thành cụm từ khóa được tìm kiếm phổ biến nhất trên toàn thế giới.

Liên quan đến vấn đề này đối với thị trường tài chính châu Á đó chính là sự sống còn của TPP – Hiệp định thương mại tự do mà Trump đã hứa rút chân ra. Tất nhiên, châu Á cũng là nơi tìm kiếm tầm ảnh hưởng của Trump đối với TPP nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Trong số 12 quốc gia thành viên TPP có đến 7 thành viên đến từ châu Á Thái Bình Dương là Australia, Brunei, Malaysia, New Zealand, Singapore và Việt Nam. Trong khi đó, so với các quốc gia ở châu Âu, lượt tìm kiếm từ châu Á về chính sách đối ngoại của Trump chỉ bằng 19%.

2.Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc

TTCK Trung Quốc đã ít được quan tâm hơn trong năm nay.

TTCK Trung Quốc đã ít được quan tâm hơn trong năm nay.

So với cơn tháo chạy của 5.000 tỷ USD trong năm ngoái, năm nay thị trường chứng khoán Trung Quốc tương đối ổn định. Sự chú ý của nhà đầu tư châu Á lại đổ dồn vào những dòng vốn ồ ạt chảy ra ngoài và cuộc chiến của Bắc Kinh đối với đồng nhân dân tệ. Trong tháng 11, nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới của Trung Quốc đã giảm mạnh nhất năm xuống còn 3.050 tỷ USD sau khi đồng tiền nước này chạm mức đáy 8 năm.

3.Ấn Độ hủy bỏ tiền giấy mệnh giá cao

Ấn Độ trở nên thiếu hụt tiền giấy trầm trọng sau khi hủy bỏ đồng tiền mệnh giá cao.

Ấn Độ trở nên thiếu hụt tiền giấy trầm trọng sau khi hủy bỏ đồng tiền mệnh giá cao.

Sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bất ngờ quyết định hủy bỏ lưu hành đồng tiền mệnh giá 500 và 1000 rúp trong một động thái nhằm ngăn chặn tham nhũng và tăng cường kiểm soát chặt chẽ “nền kinh tế đen”, phi tiền tệ hóa trở thành thuật ngữ tài chính phổ biến nhất được tìm kiếm ở quốc gia này. Mặc dù thanh toán điện tử đang ngày càng phổ biến, tiền mặt vẫn là phương thức giao dịch chủ yếu ở Ấn Độ. Quyết định ngừng lưu hành đồng tiền mệnh giá cao nhất khiến cho người dân quốc gia này rơi vào tình cảnh khốn đốn.

4.Lạm phát

Sự trở lại của lạm phát tại Ấn Độ, Nhật Bản, Indo.

Sự trở lại của lạm phát tại Ấn Độ, Nhật Bản, Indo.

Lần đầu tiên trong 11 tháng, NHTW Indonesia đã hạ lãi suất cơ bản vào tháng 1 và trở thành người thi hành chính sách tiền tệ nới lỏng mạnh tay nhất với tổng cộng 5 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay. Động thái cắt giảm lãi suất trong tháng 1 của Indonesia đã làm ngăn chặn đà lao dốc của tốc độ tăng trưởng giá tiêu dùng, thu hút sự chú ý vào lạm phát.

Tại Ấn Độ, không còn nghi ngờ gì khi lạm phát trở thành vấn đề nóng, sau khi chính phủ quốc gia này tuyên bố cấm lưu hành tiền tệ, dẫn đến thiếu hụt tiền mặt, giảm giá tiêu dùng.

Trong khi chính phủ Nhật Bản đã cố gắng tăng lạm phát trong nhiều năm nay, chính sách lãi suất âm trái với thông lệ của phía này trong tháng 1 có vẻ như đã không gây tác động được nhiều đến cả nhận thức cộng đồng cũng như giá.

5.Chính sách nội khu vực

Tên tuổi của 3 nhà nguyên thủ được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2016 tại châu Á.
Tên tuổi của 4 nguyên thủ được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2016 tại châu Á.

2016 là một năm khó khăn đối với các nhà chính trị gia châu Á.

Tên tuổi một loạt các nguyên thủ quốc gia trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Trong khi Tổng thống Hàn Quốc bị dính vào vụ bê bối khiến bà phải từ chức, quyết định bất ngờ của Thủ thướng Ấn Độ đã để lại nhiều tranh cãi trong dân chúng.

Ngoài ra, những phát ngôn gây sốc của Tổng thống Philippines đặc biệt là khi ông thắng cử vào tháng 4 đã thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng.

Anh Sa

Bloomberg

Trở lên trên