5 điều bạn nên biết trước khi mua và cải tạo một ngôi nhà cũ
Đây là những điều mà ngay cả người bán cũng không nói với bạn.
- 04-11-2023Nao lòng thời khắc Tử Cấm Thành sang thu: Sắc vàng lá ngân hạnh mơ màng nơi tường đỏ ngói men
- 04-11-2023Triệu phú gốc Việt 38 tuổi lên kế hoạch nghỉ hưu sớm trong 4 năm: Áp dụng chiến lược đơn giản, ai cũng có thể học theo để làm giàu
- 04-11-2023Sếp Vũ Linh chốt 'deal' khủng, trả lương cao cho nữ ứng viên Hà Nội trước câu trả lời siêu thú vị
Những ngôi nhà cũ không chỉ có ưu thế về giá thành. Nhiều ngôi nhà còn sở hữu phong cách thiết kế cổ kính với nét đẹp thơ mộng không kém phần sang trọng, vô cùng bắt mắt.
Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm một tài sản lâu đời cho riêng mình, đây là 5 điều bạn nên tham khảo!
1. Mùa xuân thích hợp để đi xem nhà
Xem nhà luôn là bước quan trọng, nhưng cũng tiềm ẩn không ít trở ngại, gây lo lắng cả với người mua và người bán. Nó càng quan trọng hơn nếu bạn quyết định tiêu tiền tiết kiệm của mình vào một tài sản cũ. Không có gì ngạc nhiên khi tuổi tác luôn đi kèm với các vấn đề của ngôi nhà, nhưng đây chính là cơ hội để bạn tìm hiểu mọi thứ có thể về ngôi nhà của mình trước khi chịu trách nhiệm hoặc thừa hưởng tất cả các vấn đề của nó.
Vậy nên nếu đang tìm hiểu về việc mua nhà, mùa xuân là khoảng thời gian thích hợp. Vì đặc điểm liên quan tới yếu tố thời tiết có thể giúp bạn biết được nhiều vấn đề ẩn sâu trong ngôi nhà đó, ví dụ như: Tình trạng nấm mốc, ẩm ướt, mùi cống có xuất hiện hay không,...
Ngoài ra, nếu có thể, hãy tìm kiếm cho mình một người có kiến thức chuyên môn đi cùng để họ cho bạn biết chính xác vấn đề mà ngôi nhà đang gặp phải cũng như khả năng sửa chữa... Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng tới trải nghiệm và chất lượng sống của các thành viên trong căn nhà mà còn liên quan tới chính "túi tiền" của bạn.
2. Luôn có quỹ khẩn cấp
Nguồn tài chính dồi dào luôn là một điều tốt nhưng nó thậm chí còn quan trọng hơn khi bạn quyết định mua một ngôi nhà cũ. Việc sửa chữa hoặc nâng cấp, cải tạo căn nhà có thể phát hiện ra (theo nghĩa đen) một loạt vấn đề. Và nếu bạn có sẵn một quỹ khẩn cấp, bạn sẽ cảm thấy an toàn và nhẹ nhàng hơn ngay cả khi có trường hợp không may nào đó xảy ra.
3. Người ủng hộ cho quyết định của bạn
Việc cải tạo sau khi mua lại một ngôi nhà cũ là điều dễ hiểu và thường sẽ phải làm đối với hầu hết các gia chủ. Tuy nhiên, việc đại tu toàn bộ đôi khi có thể không phù hợp, thay vào đó chỉ cần cải tạo từng góc nhỏ hoặc thay thế những thứ đã không còn sử dụng được nữa.
Nhìn chung, một quyết định đưa ra có thể đúng hoặc sai. Nhưng nếu có thêm người đồng hành, phân tích các lựa chọn và nỗ lực cùng bạn giải quyết vấn đề thì bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích tích cực hơn.
4. Ngân sách 150% cho mỗi dự án
Khi nói đến việc cải tạo một ngôi nhà cũ, đừng mong đợi điều gì sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch, kể cả ngân sách của bạn. Một nguyên tắc chung mà bạn nên tuân theo là lập ngân sách "chi phí rưỡi". Điều này có nghĩa là gì?
Nó có nghĩa là dự kiến bạn sẽ phải trả nhiều hơn mức "thông thường" cho hầu hết các công việc trong một ngôi nhà cũ, đặc biệt các công việc như hoàn thiện sàn, nâng cấp hệ thống điện và hệ thống ống nước...
Việc ước tính chi phí cải tạo vượt mức bạn nghĩ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và đỡ đau đầu về lâu dài.
5. Nắm bắt cuộc hành trình
Nếu bạn định mua một ngôi nhà cũ, bạn phải tìm thấy vẻ đẹp và niềm vui trong hành trình đó. Công cuộc sửa chữa/cải tạo một ngôi nhà cũ có thể sẽ kéo dài hơn dự kiến và đòi hỏi bạn phải đầu tư nhiều thời gian, sức lực và tài chính hơn.
Khi danh sách việc cần làm kéo dài hoặc việc tiết kiệm tiền cho các cuộc cải tạo trở nên khó khăn hơn vì liên tục phát sinh chi phí, việc hồi tưởng bằng những bức ảnh về thời điểm bắt đầu sẽ nhắc nhở chúng ta: Tất cả đều đáng giá. Hạnh phúc không chỉ là đích đến, mà đó là cả hành trình bạn cần trải quả.
Trí Thức Trẻ