5 điều cho thấy bạn cần lập ngân sách tài chính trước khi tiêu tiền quá mức cho phép
Ngân sách là cách duy nhất giúp bạn có thể kiểm soát tiền của mình một cách tối đa. Và giờ vẫn chưa phải là muộn để bắt đầu thực hiện công việc hữu ích này.
- 16-03-2022Rũ áo "giang hồ" trở thành TRIỆU PHÚ: Bị bắt gần 10 lần, 16 tuổi đi tù 4 năm, rồi khởi nghiệp thành công, xây dựng đế chế kinh doanh hùng mạnh trị giá đến 500 triệu USD
- 16-03-2022“Giàu vì bạn, sang vì vợ”: Kết thân với 4 kiểu người này sớm muộn cuộc đời cũng lên hương
- 16-03-2022Rich kid Châu Anh khoe cuộc sống khi du học Mỹ: Check-in nhà hàng sang chảnh, sắm hàng hiệu, nói 1 câu tiết lộ giàu có cỡ nào
Nếu bạn đang tránh tổng hợp ngân sách chi tiêu của mình thì chẳng có gì lạ, bởi theo thống kê, chỉ có khoảng 1/3 dân số thế giới thực sự có ngân sách chi tiêu hàng tháng.
Ngân sách là cách duy nhất giúp bạn có thể kiểm soát tiền của mình một cách tối đa. Và giờ vẫn chưa phải là muộn để bắt đầu thực hiện công việc hữu ích này. Bất kể bạn mới bắt đầu sự nghiệp của mình hay sắp nghỉ hưu, việc có ngân sách có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách nhanh hơn và tối ưu hơn.
Giống như mỗi cá nhân đều có một tính cách, ngân sách của bạn cũng hoàn toàn độc đáo tùy theo phong cách sống và mục tiêu của bạn.
Với nền kinh tế việc làm ngày nay và chi phí sinh hoạt đang gia tăng, sẽ thật kém thông minh nếu tiếp tục bỏ qua tất cả các dấu hiệu cảnh báo rằng bạn cần tạo ngân sách.
1. Bạn không chắc tiền của mình đã đi đâu
Nếu như cứ cuối mỗi tháng bạn lại tự hỏi "tất cả tiền của mình đã đi đâu hết?" thì bạn cần tạo ngân sách ngay lập tức.
Bạn làm việc chăm chỉ cả tháng để kiếm tiền, vì vậy bạn nên đảm bảo rằng tiền của bạn cũng đang làm việc chăm chỉ cho bạn.
Giải pháp: Dành thời gian để tạo ngân sách trước khi tháng mới bắt đầu. Nếu bạn đã có gia đình hoặc sống cùng người yêu, vậy thì hãy cùng bắt tay vào làm.
Ảnh minh họa.
2. Bạn đã chán cảnh sống lay lắt với đồng lương của mình
Nếu bạn đang cảm thấy mình phải vật lộn để kiếm tiền trang trải cuộc sống, điều này có nghĩa là bạn thường lo lắng về việc hết tiền trước cuối tháng hoặc mong rằng không có khoản chi phí bất ngờ nào xuất hiện trước ngày lĩnh lương tiếp theo.
Giải pháp: Một trong những cách tốt nhất để dừng sự mỏi mệt này là lập ngân sách theo từng khoản lương. Thay vì xem xét tổng thể, hãy quy định chính xác khoản lương nào sẽ dùng để chi trả cho chi phí nào trong tháng.
3. Bạn luôn lo lắng về các chi phí phát sinh
Mặc dù căng thẳng có thể là chìa khóa để tồn tại, nhưng nếu bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng và lo lắng về tiền bạc có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Bạn phát hoảng mỗi khi có khoản phát sinh - bởi chúng đồng nghĩa với việc bạn lại thêm nợ nần. Ảnh minh họa
Giải pháp: Khi tạo ngân sách hàng tháng, bạn cần bao gồm tiền cho những trường hợp khẩn cấp. Quỹ khẩn cấp có thể giúp quản lý những chi phí căng thẳng và không có kế hoạch này, do đó bạn có thể đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu tài chính của mình.
4. Bạn muốn có nhiều tiền hơn cho những chuyến du lịch
Nếu bạn muốn có đủ khả năng để đi du lịch nhiều hơn mà không mắc nợ thì hãy làm thật tốt việc lập ngân sách - thay vì sau khi kết thúc kỳ nghỉ bạn sẽ lại phải căng mình trả nợ.
Hãy từ bỏ ý định đi du lịch với những món nợ, hãy giúp bạn thoải mái hơn bằng cách lập ngân sách và bám sát chi tiêu để có thêm tiền đi du lịch. Ảnh minh họa
Giải pháp: Khi tạo ngân sách hàng tháng, hãy thử thách bản thân chi tiêu ít hơn cho các khoản chi tiêu tùy ý của bạn. Ví dụ: nếu bạn không chi tiêu toàn bộ ngân sách hàng tạp hóa của mình trong tháng này, hãy dành thêm khoản đó sang danh mục ngân sách mới có tên là “Quỹ du lịch”.
5. Bạn không biết bạn đang tiết kiệm bao nhiêu tiền
Nếu kế hoạch tiết kiệm của bạn không tồn tại hoặc bạn sẽ chỉ tiết kiệm những gì còn lại vào cuối tháng thì bạn cần có ngân sách.
Giải pháp: Cách tốt nhất để tăng số tiền tiết kiệm là thay đổi thói quen chi tiêu của bạn. Tiết kiệm vào đầu tháng sau khi nhận lương, phát triển thói quen chi tiêu thông minh, kiểm tra chi phí hàng tháng hiện tại của bạn. Điều này bao gồm cả chi tiêu cố định và chi tiêu tùy ý của bạn. Sau đó, tìm các lĩnh vực bạn có thể cắt giảm hoặc loại bỏ chi phí, chẳng hạn như tư cách thành viên phòng tập hoặc các đăng ký không cần thiết.
Nhịp sống Việt