5 điều đáng kinh ngạc về thành phố nổi đầu tiên trên thế giới: Có khả năng nâng theo mực nước biển, vật liệu xây dựng tự duy trì và tự sửa chữa
Ảnh: Insider
Từ chất thải tái chế cho đến vật liệu xây dựng mang tính cách mạng và bền vững là trọng tâm của mô hình thành phố.
- 26-11-20228 thành phố có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm trước năm 2030
- 26-11-2022Bất ổn của Foxconn và hậu quả của Apple…
- 26-11-2022Sự kiện “đắt giá” 100.000 đô la
Từ California đến Copenhagen, các thành phố đang tìm ra những giải pháp để dân cư có thể sống trên mặt nước. Tuy nhiên, khi Nhóm lãnh đạo Khí hậu Các thành phố C40 dự đoán rằng mực nước biển dâng cao ít nhất nửa mét và điều đó sẽ ảnh hưởng đến 800 triệu người vào năm 2050, việc giải quyết biến đổi khí hậu rõ ràng sẽ đòi hỏi một số ý tưởng bất ngờ và độc đáo.
Oceanix Busan là một thành phố nổi bền vững ngay ngoài khơi bờ biển của thành phố cảng lớn của Hàn Quốc. Dự án mô-đun sẽ sử dụng một loạt các vật liệu và phương pháp bền vững nhằm nỗ lực thúc đẩy môi trường sống tự duy trì của con người và có khả năng đối phó với bất kỳ sự gia tăng mực nước biển nào. Dưới đây là một cái nhìn sâu hơn về một số điều làm cho dự án ngoài khơi này trở nên đột phá.
Ba khu vực mang chức năng riêng biệt
Thiết kế ban đầu của Oceanix Busan yêu cầu ba khu vực kết nối với nhau thông qua các cây cầu, mỗi khu vực có một chức năng riêng biệt.
Khu vực đầu tiên bao gồm các khách sạn với các phòng có tầm nhìn bao quát bến cảng, khu mua sắm, ăn uống và các không gian chung khác.
Một góc nhìn bao quát bến cảng. Ảnh: Architectural Digest
Khu vực thứ hai là để nghiên cứu. Khu vực này có không gian là những khu vườn được kiểm soát nhiệt độ, bao gồm các tháp thủy canh, phục vụ cho việc nuôi trồng thực phẩm để cung cấp cho thành phố nổi.
Cuối cùng là khu vực để sinh sống dành cho cư dân toàn thời gian cư trú và tụ tập.
Có khả năng mở rộng
Kế hoạch chi tiết ban đầu của Oceanix yêu cầu một khu vực rộng 6,2ha với sức chứa 12.000 người. Nhưng vì được thiết kế để có khả năng nâng lên theo mực nước biển, diện tích mô-đun của nơi này có thể phát triển để có sức chứa 100.000 người trên tổng số 20 khu vực.
Kế hoạch chi tiết ban đầu của Oceanix có khu vực rộng 6,2ha với sức chứa 12.000 người. Ảnh: Architectural Digest
Được xây dựng bằng vật liệu đặc biệt
Để có thể neo được vào đáy biển, Oceanix Busan cần một vật liệu vô cùng quan trọng: Biorock.
Thường được sử dụng để giúp sửa chữa thiệt hại cho các rạn san hô và phục hồi hệ sinh thái dưới nước, Biorock về cơ bản hấp thụ các khoáng chất từ nước biển để tạo thành một lớp phủ đá vôi tự nhiên không chỉ bền gấp nhiều lần so với bê tông thông thường mà còn có khả năng tự duy trì và tự sửa chữa theo thời gian.
Dự án sẽ khai thác sức mạnh của các vật liệu bền vững. Ảnh: Architectural Digest
Thêm vào đó, Biorock còn thực sự hấp thụ một chút carbon dioxide. Vậy nên, thật dễ hiểu tại sao vật liệu bền vững này lại đóng vai trò thiết yếu trong dự án.
Tính bền vững đáp ứng tính tuần hoàn
Oceanix Busan được thiết kế để không lãng phí bất cứ thứ gì. Dự án sẽ sử dụng các hệ thống khép kín tái thu hoạch, lọc và tái sử dụng nước. Các chất thải khác sẽ được khai thác để sử dụng làm nguyên liệu nông nghiệp và các dạng năng lượng thân thiện với môi trường. Năng lượng mặt trời và gió tại chỗ cũng sẽ cho phép thành phố tự chủ về điện.
Thành phố nổi với tham vọng không lãng phí bất cứ thứ gì. Ảnh: Inhabitat
Phương tiện di chuyển mới
Mặc dù kết nối với mặt đất vững chắc giúp thành phố tiếp cận được ga tàu điện ngầm trên đất liền nhưng ô tô và tàu hỏa truyền thống không phải là cách di chuyển của cư dân.
Sẽ có nhiều phương tiện được sử dụng ở Oceanix. Ảnh: Supercar Blondle
Ngoài di chuyển bằng cách đi bộ hoặc đi xe đạp, Oceanix hứa hẹn sẽ sử dụng những phương tiện công cộng và đa phương thức, như xe buýt dưới nước chẳng hạn.
Tham khảo Architectural Digest
Nhịp Sống Thị Trường