5 điều thay đổi kỳ diệu mà chánh niệm mang lại sẽ lý giải vì sao cả Google và Nike đều cho nhân viên ngồi thiền
Đánh tan căng thẳng, thúc đẩy sự tự tin, cải thiện sức khỏe... là những điều chánh niệm giúp bạn và đội nhóm của mình thay đổi, có thêm động lực làm việc.
Chánh niệm không còn là khái niệm xa lạ. Trên thực tế, nhiều công ty như Google hay Nike đang coi chánh niệm là công thức bí mật cho một lực lượng lao động thành công. Nếu bạn là doanh nhân đang gặp khó khăn với một nhóm làm việc bất mãn hay là quản lý nhân sự mới được thăng chức với nhiệm vụ thúc đẩy động lực của nhóm thì chánh niệm là con đường để lựa chọn.
Theo định nghĩa của Tổ chức xã hội về chánh niệm, sự tỉnh táo là khả năng cơ bản của con người để nhận thức được chúng ta đang ở đâu và đang làm gì. Từ đó, con người không phản ứng quá mức hay choáng ngợp bởi những gì xảy ra xung quanh. Nhận thức được tình huống, hiểu mục đích mà bạn muốn hướng tới là những khía cạnh mà chánh niệm giúp bạn.
Đối với một nhóm và người lãnh đạo của nhóm, việc này sẽ giống như một bản đồ tư duy. Thông thường, nhân viên cảm thấy lạc lõng hoặc không cảm thấy có liên quan đến nhiệm vụ của công ty. Đó là nơi mà chánh niệm xuất hiện để giúp gắn kết họ với tầm nhìn của công ty và thúc đẩy họ đạt được những mục tiêu quan trọng.
Chánh niệm có ảnh hưởng tích cực đến động lực nhóm ở cấp độ doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Đó là lý do tại sao chánh niệm đã thành công với một số tập đoàn lớn, thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm. Ngay cả khi chỉ có một nhóm nhỏ, bạn cũng có thể tăng thêm động lực cho những thành viên trong nhóm bằng chánh niệm để đi được một đoạn đường dài.
Dưới đây là 5 điều chánh niệm giúp thay đổi động lực làm việc của bạn và đội nhóm:
Đánh tan căng thẳng
Một trong những yếu tố tiêu cực nhất tại nơi làm việc là căng thẳng. Căng thẳng nếu không được khắc phục có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần như lo lắng tấn công, béo phì và hình ảnh bản thân kém.
Tích hợp các chương trình chánh niệm như thiền và yoga tại nơi làm việc không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn tăng mức độ chịu đựng căng thẳng. Khi căng thẳng giảm, tâm trí tập trung tốt hơn vào các hoạt động sản xuất như giải quyết vấn đề sáng tạo và đưa ra những ý tưởng tốt hơn.
Tích hợp các chương trình chánh niệm như thiền và yoga tại nơi làm việc không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn tăng mức độ chịu đựng căng thẳng.
Thúc đẩy sự tự tin
Không có gì có hại cho môi trường làm việc hơn là nhân viên thu mình trước những cuộc họp hay khi đối diện với sếp. Là sếp, bạn có thể tăng thêm sự tự tin của nhóm bằng cách khuyến khích họ tương tác và tham gia với bạn bên ngoài chương trình chánh niệm.
Trên thực tế, một nghiên cứu chỉ ra rằng chánh niệm không chỉ giúp tăng sự tự tin của nhân viên mà còn cho các nhà lãnh đạo vì họ được truyền cảm hứng và động lực để chia sẻ tầm nhìn với các thành viên trong nhóm.
Cải thiện sức khỏe nhân viên
Các nhà tuyển dụng nên khuyến khích các thành viên trong nhóm chăm sóc sức khỏe của bản thân để họ có động lực để làm nhiều hơn cho tổ chức. Các chương trình chánh niệm giúp chuyển đổi suy nghĩ từ vô tâm, bất cần sang quan tâm giữa mọi người trong cơ quan.
Các bài tập chánh niệm tăng cường sức khỏe của nhân viên sẽ làm giảm bớt căng thẳng, lo lắng và thất vọng. Khi chánh niệm, nhân viên sẽ cảm thấy mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng.
Nâng cao tinh thần đội nhóm
Một trong những lý do khiến động lực nhóm suy giảm theo thời gian là vì thiếu liên kết nhóm và sức khỏe tinh thần kém. Nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng chánh niệm có liên quan đến hạnh phúc và tinh thần.
Khi các đội luôn trong trạng thái lo lắng và căng thẳng liên tục, nếu không được can thiệp có thể ảnh hưởng đến cả tinh thần và động lực của họ.
Chánh niệm có thể là chất xúc tác giúp tổ chức gắn kết với nhân viên và phát triển trí tuệ cảm xúc và thái độ tích cực của nhân viên.
Một trong những lý do khiến động lực nhóm suy giảm theo thời gian là vì thiếu liên kết nhóm và sức khỏe tinh thần kém. Nghiên cứu của Đại học Harvard chỉ ra rằng chánh niệm có liên quan đến hạnh phúc và tinh thần.
Phát triển sự đồng cảm
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, chánh niệm giúp phát triển sự đồng cảm thường thiếu ở những cá nhân trong một thế giới doanh nghiệp cạnh tranh.
Các nhà quản lý luôn đòi hỏi mục tiêu cao nhưng không đưa ra cách thức hoạt động cho nhân viên khi được giao nhiệm vụ, trong khi các thành viên trong nhóm cạnh tranh với nhau đồng thời có suy nghĩ loại trừ đồng nghiệp.
Điều mà thiệt hại hơn trong cuộc đua này là các đội nhóm ngày nay không còn hành động như những người có suy nghĩ và cảm xúc. Họ không quan tâm những gì diễn ra trong cuộc sống của những người khác, ngoại trừ những gì quan trọng với họ.
Làm thế nào để kìm nén thái độ lạnh lùng này và phát triển mối quan tâm đến sự đồng cảm giữa các thành viên trong nhóm? Ở tình huống này, chánh niệm là yếu tố không thể bỏ qua. Chánh niệm dạy người ta nhận thức và lưu tâm đến mọi người xung quanh. Điều quan trọng hơn, chánh niệm cũng nuôi dưỡng sự đồng cảm giữa các cá nhân và giữa các thành viên trong nhóm.
Vậy bạn có thể làm gì để khuyến khích sự đồng cảm tại nơi làm việc?
Là một ông chủ hoặc trưởng nhóm, bạn cần đặt kỳ vọng nhưng đồng thời chỉ ra điểm bất đồng để các thành viên trong nhóm có thể tìm ra cách tốt hơn để đạt được mục tiêu của mình.
Và quan trọng hơn, khuyến khích họ làm việc theo nhóm, tương tác thường xuyên hơn để đạt được cùng một mục tiêu. Khi mọi người làm việc gần nhau, họ có xu hướng phát triển thái độ đồng cảm với nhau.
Đừng coi chánh niệm là một cách để tiết kiệm tiền hoặc thay đổi tạm thời cho nhóm của bạn.
Khi chánh niệm được áp dụng với trọng tâm để xây dựng động lực nhóm và phúc lợi chung của tổ chức, nó sẽ có lợi cho công ty về lâu dài.
Hãy nghĩ về nó như một khoản đầu tư vào tổ chức của bạn và có tác động vượt trội đến hiệu suất và mức năng suất tổng thể.