5 kiểu phụ huynh này tưởng như yêu con nhưng thực chất lại “hại trẻ”, mong bố mẹ đừng phạm phải nếu không muốn trói con bằng những áp lực vô hình
Sự hy sinh vĩ đại của những đấng sinh thành không chỉ đã cho chúng ta cuộc sống, mà còn có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến cuộc đời của những đứa con.
- 13-12-2021Cậu bé nghèo đổi đời nhờ bức ảnh nhặt được cây thông Noel ở bãi rác
- 12-12-2021Gia đình có thịnh vượng hay không, chỉ cần nhìn vào điểm này
- 12-12-2021Bón cho mẹ già từng thìa cơm, lời "dỗ dành" của con trai khiến nhiều người chột dạ
Ai cũng sẽ mắc sai lầm khi nuôi con, sự thật là vậy. Những bậc phụ huynh không hiểu thấu đáo hết được hành động của mình sẽ như thế nào và gây ảnh hưởng ra sao đến các con. Có những bố mẹ cho rằng mình có đủ khả năng và kiến thức nuôi dạy con nhưng lại làm những việc khiến con mình tổn thương hàng ngày.
Do đó, đôi khi một số biện pháp nuôi dạy trẻ cứ tưởng là tốt nhưng lại có tác dụng ngược. Dưới đây là 5 kiểu phụ huynh như vậy:
1. Bố mẹ toàn năng muốn lo cho con mọi thứ
Trẻ em cần sự đồng hành và chăm sóc của mẹ và chúng ta thường nói rằng dù khó khăn đến đâu, chúng ta cũng phải cố gắng hết sức để lo cho những đứa con có cuộc sống tốt.
Một số bà mẹ yêu con hơn tất cả, sau khi sinh xong, họ nghỉ việc để chăm con, làm mẹ toàn thời gian. Từ việc ăn uống khi con còn nhỏ đến việc học hành và làm việc khi con lớn lên.
Do thói quen bao bọc và chăm sóc quá mức từ khi còn bé nên bà mẹ muốn kiểm soát mọi thứ từ con mình. Dẫu biết, cha mẹ nào cũng muốn bảo vệ con theo bản năng. Họ yêu thương và quan tâm đến con cái, muốn nuôi dạy chúng khỏe mạnh, hạnh phúc và thành đạt.
Nhưng khi cha mẹ giúp đỡ con quá nhiều, làm thay mỗi khi trẻ gặp khó khăn hoặc che chắn chúng khỏi mọi sự tiêu cực của thế giới bên ngoài, họ trở thành những bậc cha mẹ bao bọc quá mức. Sự bao bọc đó nhiều khi dẫn đến cực đoan.
Một số người dù đã đến tuổi trưởng thành nhưng chúng phải tìm đến bố mẹ để giải quyết mọi vấn đề mà chúng gặp phải. Cũng có những đứa trẻ đã nổi loạn chống lại “chế độ độc tài” của cha mẹ khi còn ở tuổi thiếu niên, do bị bố mẹ o ép và áp đặt những gì họ cho là tốt.
Đã có nhiều trường hợp những đứa trẻ bị bố mẹ quản thác sinh ra những suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến mắc chứng mất ngủ và trầm cảm, thậm chí nhiều lần từng có ý định tự tử.
Người làm cha mẹ chắc chắn có nhiều kinh nghiệm cuộc sống nhưng không thể thay con của họ quyết định mọi việc, bạn không phải là chúng, bạn không biết điều gì là tốt nhất cho con mình chứ đừng nói đến điều gì con bạn muốn nhất.
Ảnh: Internet
2. Không kiềm chế được cảm xúc, thường đánh đập, mắng mỏ và cho rằng đó là vì tốt cho con cái
Những người làm cha mẹ, ai cũng gặp chuyện cảm xúc khó mà kiềm chế lại được khi những đứa con nghịch ngợm “giở trò quỷ” phá phách, những đứa giảng bài mà mãi không hiểu hay hư quá bị cô giáo nhắc nhở.
Khi không ổn định về mặt cảm xúc, chúng ta rất dễ “ném lửa” vào trẻ mà điều đầu tiên là mắng mỏ trẻ hàng ngày thậm chí thỉnh thoảng còn đánh đập.
Cảm xúc của bố mẹ là thước đo mức vui vẻ của một gia đình. Nếu chúng ta luôn giáo dục con bằng cách đánh đập, mắng nhiếc thì trẻ rất dễ bị tổn thương về mặt tâm lý.
Vì sợ bị la mắng, đánh đập nên chúng dần trở nên rụt rè, nhát gan. Cũng có những đứa trẻ thậm chí không chịu lặng im nghe bố mẹ mắng chửi mà còn cãi lại và ngày càng trở nên nổi loạn khi chúng lớn lên.
Ngoài nghiêm khắc việc nuôi dạy con cái cần rất nhiều sự kiên nhẫn và bao dung. Hãy cứ để những đứa con phát triển một cách tự nhiên chỉ khi mắc sai lầm, trẻ mới học hỏi được kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và ngày càng trưởng thành hơn.
Khi bạn mất bình tĩnh với con của mình, hãy thầm nói với bản thân rằng "con là mình sinh ra" khi cảm xúc lắng dịu, hãy đi giáo dục con.
3. Bao bọc, che chở cho con quá mức và không cho đứa trẻ có cơ hội vận động
Ảnh: 163.com
Có một kiểu phụ huynh rất vị tha đến nỗi muốn làm tất cả mọi việc cho đứa con của họ, đó là những kiểu bố mẹ chiều con.
Tình yêu thương con cái của họ lấn át mọi lý trí rằng đối với những đứa trẻ ở tuổi vị thành niên. Mẹ còn phải lo cho ăn từng tí một, quần áo cũng do mẹ chọn, mặc xong thay ra để mẹ giặt, bát ăn xong để mẹ rửa.
Nhưng phụ huynh không biết rằng mình đã vô tình bẻ đôi cánh của đứa trẻ để chúng tự bay và dù nó có lớn đến vài chục tuổi thì vẫn là một “em bé khổng lồ” không thể sống tốt nếu thiếu bố mẹ.
Nếu thương con, bố mẹ phải rèn luyện sức khỏe, trau dồi khả năng sống tự lập cho chúng, vì bạn không thể lo cho con cả đời được. Khi chúng ta già và mất đi con cái vẫn phải sống được tốt để đối mặt với cuộc sống, việc dạy con kỹ năng sống có ích hơn là chăm con.
4. Kiếm tiền một cách liều lĩnh, bỏ bê việc nuôi dạy con cái
Vừa phải nuôi dạy con và kiếm tiền lo cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình không phải là điều dễ dàng đối với các bố mẹ. Nhưng tốt hơn hết là các phụ huynh nên cân bằng tốt giữa 2 điều này.
Tình cảm gia đình không gì thay thế được, có thể cuộc sống khó khăn nhưng đã có điều kiện sinh con ra chúng ta phải cho nó có quyền được hưởng tình cảm thiêng liêng và cao quý này.
Bạn không thể cứ vừa mải mê kiếm tiền mà mong con bạn sẽ trưởng thành trong nháy mắt. Hãy cố gắng dành nhiều nhất thời gian của mình nói chuyện cùng con, để sau này không phải nhìn lại những tiếc nuối trong tương lai.
Ảnh: 163.com
5. Thiên vị đối với đứa trẻ
Những bố mẹ đã sinh nhiều hơn hai đứa con hiểu rõ nhất trong thâm tâm rằng một số đứa trẻ mình sẽ dành sự chăm sóc nhiều hơn. Điều này thường xảy ra ở những gia đình đông con, các phụ huynh ưu ái con trai hơn con gái, việc này dẫn đến tổn hại lớn cho con gái của họ. Những đứa trẻ nếu được ưu ái và chiều chuộng sẽ có xu hướng kiêu ngạo và không nghe lời, còn những đứa bị ra rìa có xu hướng cảm thấy mất cân bằng.
Dù con gái hay trai cũng là con mình sinh ra, khi bố mẹ san sẻ tình yêu thương đều cho từng đứa con chúng cũng có thể hòa thuận, ít xung đột gia đình bên nhau đầm ấm, hạnh phúc.
Chỉ bằng bàn tay, khối óc và bạn phải là những bố mẹ thông thái chúng ta mới có thể nuôi dạy con mình thành những đứa trẻ ưu tú. Các bậc phụ huynh còn cả một chặng đường dài phía trước hãy thấu hiểu và chia sẻ với những đứa con của mình.
Ảnh: Internet
*Nguồn: 163.com