MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 kim tự tháp kỳ lạ ở châu Á: Một chiếc màu trắng phủ ngọc, một chiếc sớm hơn Ai Cập 7.000 năm

21-02-2024 - 22:43 PM | Lifestyle

Hóa ra, kim tự tháp đã từng xuất hiện ngay ở châu Á, thậm chí là rất gần Việt Nam như vậy.

Chào mừng bạn đến với hành trình khám phá những kim tự tháp huyền bí ở châu Á. Chúng ta sẽ bắt đầu hành trình từ Trung Quốc, tiếp tục đến Indonesia, Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ và cuối cùng là Lưỡng Hà.

Trung Quốc: Kim tự tháp trắng

Năm 1947, Đại tá Maurice Sheahan, Giám đốc Viễn Đông của Trans World Airlines tuyên bố mình đã phát hiện ra một kim tự tháp trắng phủ ngọc khi đang bay qua một thung lũng gần dãy núi Tần Lĩnh ở Trung Quốc, cách khoảng 64km về phía Tây Nam Tây An ở tỉnh Thiểm Tây. Phát hiện của Sheahan đã được công bố trong ấn bản ngày 28 tháng 3 của The New York Times. Trước đó, vào năm 1912 và 1945, một số người nước ngoài đã xác nhận nhìn thấy nhiều kim tự tháp tựa như những gò đất lạ nằm rải rác trên một vùng đồng bằng bằng phẳng.

5 kim tự tháp kỳ lạ ở châu Á: Một chiếc màu trắng phủ ngọc, một chiếc sớm hơn Ai Cập 7.000 năm- Ảnh 1.

Quần thể gồm 16 kim tự tháp được phát hiện ở Tây An, Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)

Đại kim tự tháp Tây An, theo mô tả của những người ít ỏi từng được chiêm ngưỡng, chính là ngọn lớn nhất trong một quần thể bao gồm tới 16 kim tự tháp tồn tại trong thung lũng. Niên đại của các Kim tự tháp Tây An được phỏng đoán là được xây dựng vào thời nhà Hạ (khoảng 2205 - 1767 TCN).

Theo một số cuốn cổ thư thì Đại kim tự tháp Tây An được mô tả có chiều cao đến 1.000 feet (304,8 mét). Trong thung lũng bao quanh Đại kim tự tháp, còn xuất hiện hàng chục kim tự tháp khác nhỏ hơn, tuy nhiên một số cũng có quy mô ở mức kinh ngạc.

Cách thức xây dựng các kim tự tháp này có nhiều nét tương đồng với các kim tự tháp của Teotiahucan (Mexico) với cấu trúc xếp chồng và những bậc cấp trát đất sét ở các bên. Phần đỉnh tháp được làm thành mặt phẳng, giống như các công trình hình chữ nhật thường thấy của người Maya.

Indonesia: Gunung Padang, kim tự tháp cổ nhất thế giới?

Tiếp theo, chúng ta sẽ đến Indonesia, nơi có một kim tự tháp khổng lồ được tìm thấy bên dưới lòng đất, tại một sườn đồi trên đảo Tây Java, được đặt tên là Gunung Padang. Các nhà khảo cổ cho rằng Gunung Padang có thể đã được xây dựng từ thời kỳ băng hà cuối cùng, diễn ra hơn 16.000 năm trước tới khoảng 27.000 năm trước.

Gunung Padang được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1914 khi những nhà khảo cổ học người Hà Lan tới nghiên cứu và xác định đây là địa điểm cự thạch cổ đại.

Sau đó tới năm 2011 đến 2015 bởi một nhóm chuyên gia đa ngành đầu tiên, dẫn đầu bởi nhà địa chất Danny Hilman Natawidjaja tại Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Quốc gia Indonesia đã sử dụng khoan lõi, radar xuyên đất và hình ảnh dưới mặt đất và khám phá ra di sản văn hóa của di tích này.

5 kim tự tháp kỳ lạ ở châu Á: Một chiếc màu trắng phủ ngọc, một chiếc sớm hơn Ai Cập 7.000 năm- Ảnh 2.

Kim tự tháp ở Indonesia có thể đã được xây dựng từ thời kỳ băng hà cuối cùng, diễn ra hơn 16.000 năm trước tới khoảng 27.000 năm trước. (Ảnh: Sohu)

Gunung Padang được xây dựng theo các giai đoạn phức tạp, với phần sâu nhất nằm khoảng 30 mét dưới lòng đất.

Phần cốt lõi của cấu trúc có lẽ đã hình thành từ năm 25.000 đến 14.000 trước Công nguyên, nhưng sau đó bị bỏ hoang trong vài thiên niên kỷ. Việc xây dựng lại diễn ra từ năm 7900 đến 6100 trước Công nguyên, mở rộng mương cốt của kim tự tháp.

Hoạt động xây dựng tiếp diễn từ năm 6000 đến 5500 trước Công nguyên, trong đó các phần cũ được chôn vùi hoặc phủ phục dưới. Giai đoạn cuối cùng diễn ra từ năm 2000 đến 1100 trước Công nguyên, thêm lớp đất và các tầng đá, mà hiện nay chủ yếu có thể nhìn thấy.

Kazakhstan: Kim tự tháp Hòa bình

Khác với Ai Cập, kim tự tháp của Kazakhstan được xây dựng trong những thập kỷ gần đây với thiết kế hiện đại. Bên trong công trình này có một nhà hát opera, bảo tàng, thư viện.

5 kim tự tháp kỳ lạ ở châu Á: Một chiếc màu trắng phủ ngọc, một chiếc sớm hơn Ai Cập 7.000 năm- Ảnh 3.

Kim tự tháp của Kazakhstan được xây dựng trong những thập kỷ gần đây với thiết kế hiện đại. (Ảnh: Pinterest)

Công trình này có tên là Kim tự tháp Hòa bình hay còn gọi Cung điện Hòa bình được xem là một công trình mang tính biểu tượng của Kazakhstan. Kim tự tháp này được xây dựng ở Astana từ năm 2004 - 2006. Chi phí thi công công trình đồ sộ này vào khoảng 58 triệu USD. Kim tự tháp Hòa bình được xây dựng bằng bê tông cốt thép có thể chịu được sự giãn nở và co lại khi nhiệt độ thay đổi từ -40 độ C cho đến 40 độ C.

Thổ Nhĩ Kỳ: Göbeklitepe, kim tự tháp ra đời sớm hơn ở Ai Cập

Theo Acient Orgins, vào năm 2021, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ công bố phát hiện về 11 ngọn đồi nhân tạo bí ẩn cao khoảng 15 mét, chu vi 300 mét đã được tìm thấy quanh di tích Göbeklitepe nổi tiếng, mà bên trong mỗi ngọn đồi là một cụm kiến trúc y hệt Göbeklitepe, tạo nên một chuỗi 12 "kim tự tháp" kỳ lạ tọa lạc ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ.

5 kim tự tháp kỳ lạ ở châu Á: Một chiếc màu trắng phủ ngọc, một chiếc sớm hơn Ai Cập 7.000 năm- Ảnh 4.

Chuỗi 12 "kim tự tháp" có niên đại cách đây khoảng 12.000 năm, sớm hơn khoảng 7.000 năm trước khi Kim tự tháp của Ai Cập xuất hiện. (Ảnh: Pinterest)

Cụm kiến trúc này có niên đại cách đây khoảng 12.000 năm, sớm hơn khoảng 7.000 năm trước khi Kim tự tháp của Ai Cập xuất hiện. Mục đích người xưa xây dựng nên Göbeklitepe và 11 "kim tự tháp" còn lại vẫn là bí ẩn. Giả thuyết được đồng thuật nhiều nhất đó là một thánh, được những người thờ cúng cổ đại xem như nơi chốn để giao tiếp với các vị thần. Vì vậy, Göbeklitepe còn được coi như ngôi đền cổ xưa nhất của nhân loại.

Lưỡng Hà: Ziggurat, những ẩn số về kim tự tháp

Cuối cùng, chúng ta sẽ đến Lưỡng Hà, nơi có những công trình kiến trúc hình kim tự tháp được xây dựng bởi người Sumer, Babylon, Elamite, Akkadia và Assyria.

Những tư liệu sớm nhất về kim tự tháp Ziggurat đã có từ thời và thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên.

5 kim tự tháp kỳ lạ ở châu Á: Một chiếc màu trắng phủ ngọc, một chiếc sớm hơn Ai Cập 7.000 năm- Ảnh 5.

Ziggurat Chogha Zanbil ở Iran, một Di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận. (Ảnh: Pinterest)

Khác với kiến trúc các kim tự tháp ở Ai Cập, đỉnh của Ziggurat thường có dạng bằng phẳng, chia thành nhiều hình dạng khác nhau: chữ nhật, hình bầu dục hoặc hình vuông.

Gạch để xây dựng các Ziggurat thường là loại gạch chịu lửa rất đặc biệt. Mặt ngoài gạch được phủ nhiều lớp men có màu sắc khác nhau, tương quan đến các màu sắc trong vũ trụ học. Cạnh đáy của Ziggurat thường bằng phẳng rồi từ từ xoắn ốc khi lên đến đỉnh.

Do các biến động lịch sử, hầu hết các Ziggurat đã bị hủy hoại. Ngày nay chỉ còn một vài dấu tích của loại hình kim tự tháp độc đáo này được bảo tồn, nổi bật là Ziggurat Chogha Zanbil ở Iran, một Di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận.

*Nguồn: Acient Orgins, The New Yorks Times.

Theo Hai Xia

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên