MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 lý do tại sao bầu cử Singapore đáng để theo dõi

02-07-2020 - 10:27 AM | Tài chính quốc tế

Cuộc tổng tuyển cử ngày 10/7 ở Singapore ẩn chứa hàng loạt những điểm đáng chú ý khi nó diễn ra trong bối cảnh quốc gia này vẫn đang loay hoay trước Covid-19.

Hơn một tháng sau khi Singapore nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, bầu cử diễn ra. Các biện pháp nghiêm ngặt được Chính quyền Thủ tướng Lý Hiển Long áp dụng sau khi Singapore, từ một điển hình chống dịch toàn cầu, trở thành một trong những ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á.

Đảng cầm quyền ở Singapore, đảng Nhân dân Hành động, chưa bao giờ thua trong các cuộc bầu cử kể từ năm 1959, thời điểm trước khi Singapore giành độc lập năm 1965. Tuy nhiên, cuộc bầu cử sắp diễn ra sẽ rất khác so với những lần trước đó. Đây là 5 lý do khiến cuộc bầu cử ngày 10/7 ở Singapore đáng được chú ý.

Số ca mắc Covid-19 tiếp tục gia tăng

Singapore không phải quốc gia đầu tiên tổ chức bầu cử giữa tâm dịch. Hồi tháng 4, Hàn Quốc cũng đã tiến hành bầu cử và chiến thắng áp đảo thuộc về đảng của Tổng thống Moon Jea In. Trong khi Chính phủ Hàn Quốc nhận được đông đảo sự ủng hộ của người dân về thành tích kiểm soát dịch trước bầu cử, Singapore thì ngược lại.

Từ hình mẫu chống dịch của cả thế giới, những sai lầm về chính sách đã khiến đại dịch bùng phát ở Singapore, nhất là trong các ký túc xá dành cho lao động nhập cư. Những công nhân này, thường là nam giới, tới từ các quốc gia khác ở châu Á, thuộc nhóm thu nhập thấp, làm các việc chân tay. Họ chiếm tới 90% trong tổng số 44.000 ca nhiễm Covid-19 ở Singapore.

5 lý do tại sao bầu cử Singapore đáng để theo dõi - Ảnh 1.

Hiện tại, số ca nhiễm mới ở Singapore vẫn đang tăng với số người nhiễm mới đạt hơn 100 ca mỗi ngày. Tuy nhiên, việc kiểm soát lây nhiễm ngoài cộng đồng người lao động nhập cư cho phép Chính phủ Singapore nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội hồi đầu tháng 6. Đó là lý do khiến cuộc tổng tuyển cử có thể diễn ra.

Tuy nhiên, số ca lây nhiễm tiếp tục tăng lên, bao gồm các ca mắc trong cộng đồng, có thể gây những tác động tới cuộc bầu cử 10/7. "Nếu số ca mắc mới trong cộng đồng tăng lên, Chính phủ sẽ nhận những lời chỉ trích và chắc chắn nó sẽ phản tác dụng với đảng cầm quyền", Economist Intelligence Unit cảnh báo.

Bóng ma khủng hoảng kinh tế

Đại dịch Covid-19 gây ra những thiệt hại nặng nề ở Singapore, nền kinh tế mở và phụ thuộc lớn vào thương mại toàn cầu. Trước đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc đã gây nhiều tác động nên đảo quốc sư tử. Kinh tế Singapore được dự báo sẽ tồi tệ nhất kể từ khi quốc gia này giành độc lập năm 1965. Theo ước lượng chính thức, nền kinh tế Singapore có thể giảm từ 4-7% trong năm nay.

Trong quá khứ, thời kỳ khủng hoảng thường khiến đảng cầm quyền giành được những chiến thắng áp đảo bởi người dân tin tưởng vào khả năng của nhà lãnh đạo. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2001, ngay sau cuộc khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ, đảng của ông Lý Quang Diệu đã giành 75,3% số phiếu.

5 lý do tại sao bầu cử Singapore đáng để theo dõi - Ảnh 2.

Tuy nhiên, những "chuyến bay an toàn" thường tới vào đầu cuộc khủng hoảng chứ không phải ở giữa. Tôi nghĩ rằng lúc này Singapore đang ở trong tâm bão và cách Chính phủ xử lý khủng hoảng sẽ rất được chú ý trong thời gian bầu cử", Eugene Tan, giáo sư luật tại Đại học Quản lý Singapore, cho biết.

Ông Tan cho biết khả năng đảng cầm quyền được người dân ủng hộ là rất cao nhưng cũng không thể loại trừ những cử tri không đồng quan điểm.

Thay đổi bước ngoặt

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trước đây từ nói rằng ông sẵn sàng từ chức khi tròn 70 tuổi. Ông Lý đảm trách cương vị này từ năm 2004 và đã 68 tuổi. Cuộc bầu cử lần này có thể là lần cuối cùng ông Lý Hiển Long đảm trách cương vị Thủ tướng Singapore.

Ông Lý là Thủ tướng thứ 3 của Singapore kể từ khi đất nước này giành độc lập năm 1965. Ông Lý Hiển Long là con trai nhà lập quốc Singapore Lý Quang Diệu, người từng nhiều thập niên giữ cương vị Thủ tướng của đất nước.

Hiện tại, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Heng Swee Keat được cho là người sẽ kế nhiệm ông Lý Hiển Long. Heng và một nhóm các bộ trưởng trong nội các được mệnh danh là thế hệ lãnh đạo thứ 4, còn được gọi là 4G, của Singapore. Họ đã đi đầu trong các phản ứng của Singapore đối với sự bùng phát của dịch bệnh.

Những bộ trưởng này được mong đợi sẽ đóng vai trò lớn cho Đảng Hành động Nhân dân cầm quyền trong cuộc bầu cử sắp tới.

Phe đối lập với em trai của ông Lý Hiển Long

Chỉ có 2 lần trong lịch sử độc lập của Singapore, toàn bộ 93 ghế của Quốc hội sẽ được đưa ra tranh cử. Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền cũng là đảng duy nhất có thể lấp đầy tất cả các ghế. PAP đã giành chiến thắng trong tất cả các cuộc tổng tuyển cử ở Singapore, thường là cả trước khi phiếu được bỏ, bởi các đảng đối lập chỉ tranh một số ghế ít ỏi trong Quốc hội. Năm 2015 là lần gần nhất mọi ghế trong quốc hội Singapore được mang ra tranh cử.

Tuần trước, em trai ông Lý Hiển Long, ông Lý Hiển Dương, đã tuyên bố tham gia đảng đối lập. Mặc dù ông Lý Hiển Dương không tham gia tranh cử nhưng nhân vật này được kỳ vọng là sẽ gia tăng sự ủng hộ cho phe đối lập.

5 lý do tại sao bầu cử Singapore đáng để theo dõi - Ảnh 3.

Ông Lý Hiển Dương, em trai thủ tướng Lý Hiển Long.

"Tôi không tìm kiếm quyền lực, uy tín hay tài chính. Tôi hy vọng mình có thể là chất xúc tác cho sự thay đổi", ông Lý Hiển Dương cho biết việc làm của mình là cách thể hiện sự hỗ trợ với các ứng viên và đảng phái mà ông tin tưởng.

Tuy nhiên, anh em ông Lý Hiển Long và Lý Hiển Dương có liên quan đến một rạn nứt công khai năm 2017 khi Thủ tướng Singapore bị em trai và em dâu cáo buộc lạm dụng quyền lực và lợi dụng di sản của cho họ cho lợi ích chính trị. Ông Lý Quang Diệu được gọi là người cha lập quốc của Singpore với những thành tựu không thể chối bỏ.

Thuốc thử cho bầu cử thời Covid-19

Bầu cử giữa đại dịch Covid-19 khiến các đảng phái chính trị Singapore phải thay thế các biện pháp vận động truyền thống. Trước đây, người ta có thể nhìn thấy các cuộc tuần hành rầm rộ, phương pháp hiệu quả để các ứng viên có thể tiếp cận tới cử tri. Hiện nay, tuần hành vẫn được phép nhưng mỗi nhóm chỉ có 5 người, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.

Để bù đắp cho việc này, các đảng phái chính trị sẽ có thêm nhiều thời gian lên sóng truyền hình thông qua những kênh miễn phí. Các ứng viên cũng có thể live-stream trên các nền tảng trực tuyến.

Vào ngày bỏ phiếu, kiểm soát thân nhiệt và các biện pháp vệ sinh khác cũng được áp dụng tại các điểm bỏ phiếu. Nhằm tránh tập trung đông người, sẽ có nhiều điểm bỏ phiếu hơn. Thời gian bỏ phiếu cũng kéo dài hơn để cử tri có thể tuân thủ các quy định giãn cách xã hội.

Linh Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên