5 năm nữa, GDP Việt Nam được dự báo vượt Thụy Điển và một số nước châu Âu, tiến vào top 30 lớn nhất thế giới
Năm 2022, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), GDP Việt Nam đạt khoảng 406,45 tỷ USD, xếp thứ 5 khu vực Đông Nam Á và thứ 37 thế giới.
- 14-05-2023Vùng đông dân nhất cả nước
- 12-05-2023Tiềm năng của khu kinh tế được Hòa Phát đề nghị đầu tư 120.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp và cảng biển
- 07-05-2023Thành phố trực thuộc TW giải ngân vốn đầu tư công cao nhất 4 tháng đầu năm 2023
Khu vực Đông Nam Á
Năm 2022, Indonesia là quốc gia có quy mô GDP lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, đạt khoảng 1.319 tỷ USD. Xếp thứ hai là Thái Lan với quy mô GDP đạt khoảng 536,16 tỷ USD. Singapore xếp thứ 3 với quy mô GDP đạt khoảng 466,79 tỷ USD.
Malaysia xếp thứ 4 với quy mô GDP đạt khoảng 407,91 tỷ USD. Việt Nam xếp thứ 5 với quy mô GDP đạt khoảng 406,45 tỷ USD. GDP Philippines đạt khoảng 404,26 tỷ USD, xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á.
Myanmar, Campuchia, Brunei, Lào và Đông Timor lần lượt xếp thứ 7, 8, 9, 10, 11 với quy mô GDP đạt 56,757 tỷ USD; 28,544 tỷ USD; 16,639 tỷ USD; 15,304 tỷ USD; 3,659 tỷ USD vào năm 2022.
Năm 2023, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP đạt khoảng 449 tỷ USD, vượt qua Malaysia, xếp thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP đạt khoảng 1.392 tỷ USD.
Thái Lan được dự báo xếp thứ 2 với quy mô GDP đạt khoảng 574,23 tỷ USD. Singappre xếp thứ 3 với quy mô GDP đạt khoảng 515,55 tỷ USD. GDP Malaysia đạt khoảng 447,03 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á.
Philippines, Myanmar, Campuchia, Brunei, Lào và Đông Timor được dự báo xếp thứ 6, 7, 8, 9, 10, 11 với quy mô GDP đạt 440,901 tỷ USD; 63,988 tỷ USD; 30,628 tỷ USD; 15,506 tỷ USD; 14,091 tỷ USD và 1,988 tỷ USD vào năm 2023.
Đến năm 2026, quy mô GDP Việt Nam được IMF dự báo đạt khoảng 605,3 tỷ USD, vượt qua Singapore và xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP đạt khoảng 1.760,51 tỷ USD.
Thái Lan được dự báo xếp thứ 2 với quy mô GDP đạt khoảng 690,65 tỷ USD. Singapore xếp thứ 4 với quy mô GDP đạt khoảng 586,84 tỷ USD. GDP Malaysia đạt khoảng 559,14 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á.
Philippines, Myanmar, Campuchia, Brunei, Lào và Đông Timor được dự báo xếp thứ 6, 7, 8, 9, 10, 11 với quy mô GDP đạt 551,12 tỷ USD; 74,348 tỷ USD; 38,415 tỷ USD; 16,967 tỷ USD; 15,632 tỷ USD và 2,299 tỷ USD vào năm 2026.
Đến năm 2028, quy mô GDP Việt Nam được dự báo bám sát Thái Lan đạt khoảng 725,53 tỷ USD. Trong khi đó, quy mô GDP Thái Lan được dự báo đạt khoảng 767 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.
Indonesia vẫn là quốc gia được dự báo có quy mô GDP dẫn đầu khu vực, đạt khoảng 2.048 tỷ USD. Singapore xếp thứ 4 với quy mô GDP đạt khoảng 641,32 tỷ USD. GDP Philippines đạt khoảng 640,18 tỷ USD, xếp thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á.
Malaysia, Myanmar, Campuchia, Brunei, Lào và Đông Timor được dự báo xếp thứ 6, 7, 8, 9, 10, 11 với quy mô GDP đạt 634,98 tỷ USD; 82,78 tỷ USD; 44,657 tỷ USD; 18,207 tỷ USD; 17,701 tỷ USD và 2,638 tỷ USD vào năm 2028.
Thế giới
Xét trên quy mô thế giới, năm 2022, quy mô GDP Việt Nam xếp thứ 37 trên thế giới, nhảy 4 bậc so với năm 2021 (xếp thứ 41). Đồng thời, năm 2022, Việt Nam chính thức bước vào nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Năm 2022, quy mô GDP Việt Nam xếp dưới một số quốc gia châu Âu như Thụy Điển, Bỉ, Áo. Cụ thể, GDP Thụy Điển đạt khoảng 585,94 tỷ USD, xếp thứ 24 trên thế giới; GDP Bỉ đạt khoảng 582,21 tỷ USD, xếp thứ 25 trên thế giới; GDP Áo đạt khoảng 471,68 tỷ USD, xếp thứ 33 trên thế giới vào năm 2022.
Đến năm 2028, IMF dự báo quy mô GDP Việt Nam (725,53 tỷ USD) vượt qua Thụy Điển, Bỉ và Áo, xếp thứ 26 trên thế giới . Trong khi đó, GDP Bỉ đạt khoảng 725,63 tỷ USD, xếp thứ 28 trên thế giới; GDP Thụy Điển đạt khoảng 698,96 tỷ USD, xếp thứ 29 trên thế giới; GDP Áo đạt khoảng 595,4 tỷ USD, xếp thứ 35 trên thế giới vào năm 2028.
Năm 2028, top 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới theo IMF gồm có:: Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Brazil, Canada, Italy, Nga, Hàn Quốc, Indonesia, Úc, Mexico, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Saudi Arabia, Thụy Sỹ, Ba Lan, Nigeria, Thái Lan, Ireland, Bangladesh, Việt Nam, Argentina, Bỉ, Thụy Điển và Israel.
Nhịp sống thị trường