5 ngân hàng trả lãi suất tiết kiệm trên 7%/năm trong tháng 10
Nhiều ngân hàng tiếp tục giữ mức lãi suất tiết kiệm trên 7%/năm kèm theo điều kiện nhất định.
Khảo sát trên thị trường hiện nay, PVcomBank đang là ngân hàng trả lãi suất tiết kiệm ở mức cao nhất, lên tới 9,5% cho kỳ hạn 12 tháng, điều kiện áp dụng với số tiền gửi tối thiểu 2.000 tỷ đồng.
HDBank là ngân hàng trả lãi tiết kiệm cao thứ 2 với mức lãi 8,1%/năm áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng và 7,7% cho kỳ hạn 12 tháng. Để hưởng mức lãi suất này, khách hàng phải đáp ứng được điều kiện duy trì số dư tối thiểu 500 tỷ đồng.
MSB trả mức lãi suất khá cao với lãi suất tiền gửi tại quầy ngân hàng lên tới 8%/năm cho kì hạn 13 tháng và 7% cho kỳ hạn 12 tháng. Điều kiện áp dụng là sổ tiết kiệm mở mới hoặc sổ tiết kiệm mở từ ngày 1.1.2018 tự động gia hạn có kỳ hạn gửi 12 tháng, 13 tháng và số tiền gửi từ 500 tỷ đồng.
Tiếp đến là ngân hàng Dong A Bank khi áp dụng lãi suất tiết kiệm lên tới 7,5%/năm, áp dụng cho kỳ hạn13 tháng trở lên, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ, số tiền gửi 200 tỷ đồng trở lên.
Ngân hàng Wooribank cũng trả mức lãi suất tiết kiệm cao nhất lên tới 7,5%/năm. Để hưởng mức lãi suất này, khách hàng phải gửi góp hàng tháng trong vòng 36 tháng, với số tiền tối đa 100 triệu đồng/tháng, kèm theo điều kiện về việc thanh toán tiền lương qua tài khoản,….
Ngoài 5 ngân hàng trả lãi tiết kiệm trên 7%/năm, mức lãi đối với khoản tiền gửi thông thường cao nhất hiện nay là 6,15%/năm.
Cụ thể, NCB áp dụng mức lãi suất 6,15% cho kỳ hạn 24 tháng. Cake by VPBank áp dụng mức lãi suất 6,1% cho kỳ hạn 24 tháng. OceanBank áp dụng mức lãi suất 6,1% cho kỳ hạn 24 tháng. SaigonBank trả lãi 6,1%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Bac A Bank áp dụng mức lãi suất 6,05% cho kỳ hạn 24 tháng với khoản tiền gửi trên 1 tỷ đồng.
Các ngân hàng trả lãi tiết kiệm 6%/năm hiện bao gồm BVBank, VRB, Dong A Bank (áp dụng cho kỳ hạn 24 tháng), Cake by VPBank (12 tháng), SaigonBank (từ 13 tháng 24 tháng).
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước về số tiền gửi của người dân và các tổ chức kinh tế vào hệ thống tổ chức tín dụng, tính đến tháng 7, tiền gửi của các doanh nghiệp và tổ chức vào ngân hàng đạt hơn 6,768 triệu tỷ đồng, có giảm nhẹ 1,07% so với cuối năm ngoái. Ngược lại, tiền gửi của dân cư đạt 6,838 triệu tỷ đồng, tăng 305.672 tỷ, tương ứng với 4,68% so với thời điểm cuối năm 2023.
So với cùng kỳ năm trước, lượng tiền gửi của dân cư vào ngân hàng tăng thêm 448.820 tỷ đồng. Theo các chuyên gia, làn sóng tăng lãi suất tiết kiệm trong thời gian vừa qua là một trong những lý do khiến kênh gửi tiết kiệm hút dòng tiền mạnh.
Chỉ tính riêng trong tháng 9, các nhà băng tăng lãi suất bao gồm: Dong A Bank, OceanBank, VietBank, GPBank, Agribank, Bac A Bank, NCB, OCB, BVBank, PGBank, Nam A Bank... Tháng 8 cũng ghi nhận khoản 15 ngân hàng tăng lãi suất. Trước đó, tháng 7 có khoảng 20 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động. So với đầu năm nay, lãi suất huy động các kỳ hạn tại nhiều ngân hàng đã tăng 0,5%-1%/năm. Lãi suất kỳ hạn dài tăng vượt ngưỡng 6,0%/năm tại nhiều ngân hàng.
Nhiều đơn vị nghiên cứu đưa ra dự báo về xu hướng tiếp tục tăng lãi suất tiết kiệm từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, các dự báo đều chung nhận định, mức lãi suất tăng sẽ không mạnh.
An ninh tiền tệ
- Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn hôm nay ngày 12/12
- Tín dụng tăng trưởng mạnh ở thời điểm "nước rút", chuyên gia nói gì?
- Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn hôm nay ngày 11/12
- Eximbank tăng mạnh lãi suất tiết kiệm ngay đầu tháng 12, tiếp tục áp dụng mức cao nhất hệ thống cho tiền gửi vào cuối tuần
- Cổ phiếu HDBank tăng mạnh trước ngày chốt quyền nhận cổ tức