5 ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao nhất trong tháng 1/2023
Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 năm 2023 của Tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 năm 2023 giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Ngành sản xuất đồ uống có chỉ số IIP tăng cao nhất trong các ngành công nghiệp trọng điểm.
- 09-02-2023IMF dự báo 15 nước tăng trưởng GDP cao nhất thế giới năm 2023: Việt Nam xếp thứ mấy?
- 08-02-2023Chỉ hai nước trong ASEAN có thu nhập cao: Singapore có GDP bình quân gần 80.000 USD, nước còn lại sắp được Thủ tướng thăm thì sao?
- 06-02-2023GDP bình quân từng bằng 1/8 Philippines, Việt Nam đã vượt qua được bao nhiêu năm?
Tết Nguyên đán Quý Mão diễn ra trong tháng Một năm 2023 nên số ngày làm việc ít hơn 8-10 ngày so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất trong tháng trước để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, số lượng đơn đặt hàng và quy mô đơn hàng giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp tháng 1/2023.
Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế dự báo kinh tế thế giới năm 2023 tăng trưởng thấp và có thể suy thoái. Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 1/2023 giảm 14,6% so với tháng trước và giảm 8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo tháng 1/2023 giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 7 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành khai khoáng giảm 4,9%, làm giảm 0,8 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 3,4%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm; riêng ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Chỉ số sản xuất tháng 1/2023 của một số ngành trọng điểm cấp II giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất phương tiện vận tải khác (mô tô, xe máy) giảm 27,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 23,9%; sản xuất trang phục giảm 21%; sản xuất thiết bị điện giảm 19,1%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế giảm 17,4%; sản xuất kim loại, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan cùng giảm 14,5%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy giảm 13,6%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 12,1%; dệt giảm 11,8%.
Ở chiều ngược lại, một số ngành có chỉ số IIP tăng cao so với cùng kỳ năm trước.
5 ngành công nghiệp trọng điểm có chỉ số IIP tăng cao nhất trong tháng 1/2023. Nguồn: TCTK.
Cụ thể, sản xuất đồ uống có chỉ số IIP tăng 17,46% so với cùng kỳ, đây là mức tăng cao nhất trong các ngành công nghiệp trong điểm trong thánh 1 năm 2023. Đứng thứ 2 là khai thác, xử lý và cung cấp nước có chỉ số IIP tăng 5,89% so với cùng kỳ. Đứng thứ 3 là Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị có chỉ số IIP tăng 3,82% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, ngành cung cấp nước; hoạt động quản lý cũng có chi số IIP tăng 3,72 % so với cùng kỳ. Cùng với đó, khai thác quặng kim loại có IIP tăng 2,81% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2023 so với cùng kỳ năm trước giảm ở 30 địa phương và tăng ở 33 địa phương trên phạm vi cả nước chủ yếu do tác động tăng, giảm của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành sản xuất, phân phối điện.
Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 1/2023 so với cùng kỳ năm trước giảm nhiều hoặc tăng thấp phần lớn do doanh nghiệp chưa có đơn hàng.
Địa phương có chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 01/2023 so với cùng kỳ năm trước tăng là: Tuyên Quang tăng 34,5%; Hậu Giang tăng 10,5%; Phú Yên tăng 8,9%; Kon Tum tăng 7,8%; Nghệ An tăng 7%; Cần Thơ tăng 6,8%; An Giang tăng 6,7%; Điện Biên tăng 5,9%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Hậu Giang gấp 3,2 lần; Quảng Trị tăng 46,7%; Điện Biên tăng 26,2%; Kon Tum tăng 17,5%; An Giang tăng 15,8%; Bình Thuận tăng 11,4%; Cần Thơ tăng 11,2%; Phú Yên tăng 10,8%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tháng 1/2023 giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước: Khí hóa lỏng LPG giảm 33,3%; xe máy giảm 32,1%; ô tô giảm 31,7%; thép thanh, thép góc giảm 26,2%; đường kính giảm 25,7%; thép cán giảm 25,6%; ti vi giảm 24%; quần áo mặc thường giảm 23,4%; sơn hóa học giảm 14,6%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 13,6%; xi măng giảm 13,3%; thủy hải sản chế biến và sữa tươi cùng giảm 9,4%.
Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước: Bia tăng 15,5%; sữa bột tăng 10,8%; nước máy thương phẩm tăng 5,9%; sắt, thép thô tăng 4,3%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 3,7%; xăng dầu tăng 3,1%.
Nhịp sống kinh tế